Với những dấu hiệu kể trên, có thể bạn bị viêm họng hạt. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị viêm mạn tính, khiến các mô lympho thành sau họng sưng lên, tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng. Kích thước của những hạt này có thể to nhỏ khác nhau, từ bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh như virus, vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây bội nhiễm. Viêm họng hạt có thể là biến chứng của viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng cấp tái phát nhiều lần, viêm amidan mạn tính hoặc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược họng thanh quản… Môi trường sống ô nhiễm, lối sống không lành mạnh, yếu tố cơ địa, di truyền cũng là nguyên nhân gây nên viêm họng hạt.
Viêm họng hạt dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Đó là gây sưng, áp xe thành họng, sưng amidan
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên là do virus thế nên khả năng lây lan rất mạnh. Virus có thể lây nhiễm khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp ở phạm vi gần. Hơn thế nữa, virus còn có thể tồn tại là tiếp tục chu kỳ sinh bệnh khi chạm vào bề mặt các đồ vật như tay nắm cửa, giường, bàn ghế …
Để phòng bệnh bạn cần thực hiện những điều sau:
- Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hằng ngày, súc họng bằng nước muối.
- Cần mặc thoáng, quần áo thấm hút mồ hôi.
- Tập thể dục, vận động thân thể thường xuyên, đều đặn.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa đúng cách.
- Uống đủ nước (ít nhất 1.5l/ ngày)
- Ngủ đủ giấc
Nếu con bạn chỉ có các triệu chứng như ho, chảy mũi nhầy trong hoặc sốt nhẹ thì có thể dùng 1 số thuốc để giảm các triệu chứng cảm cúm, thông thường 3-5 ngày đào thải hết virus thì các triệu chứng sẽ giảm và tình trạng của con sẽ ổn định.
Còn nếu dịch mũi chuyển sang vàng xanh hoặc sốt tăng, ho nhiều lên thì khả năng đã bội nhiễm vi khuẩn, lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, quyết định dùng kháng sinh hay không và dùng các thuốc giảm triệu chứng như nào cho hiệu quả cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ nhỏ rất dễ ho, sổ mũi khi thời tiết giao mùa. Và đa số các trường hợp ho, sổ mũi là do virus. Không phải tất cả các trường hợp ho, sổ mũi đều dùng kháng sinh. Nếu bé mới bị ho, sổ mũi không có thở nhanh, nước mũi vẫn trong thì nên sử dụng các biện pháp thông thường như thuốc ho thảo dược, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý chứ không nên tự sử dụng kháng sinh.