Mách bạn những mẹo chữa viêm mũi xoang hiệu quả
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang.
Nếu thời gian bệnh diễn ra và khỏi dưới 4 tuần gọi là viêm xoang cấp tính.
Nếu thời gian bệnh diễn ra và khỏi trên 12 tuần gọi là viêm xoang mạn tính.
Dưới đây là một số cây thuốc nam và huyệt vị điều trị viêm mũi xoang, mời các bạn tham khảo.
Thuốc nam
Bạc hà - Kinh giới
- Cách làm: Bạc hà, kinh giới tươi: lượng bằng nhau.
Vò nát cho vào cốc/bình giữ nhiệt, thêm nước nóng.
Xông mũi, hít thật sâu để tinh dầu tác động vào bên trong.
- Tác dụng: Kích thích chảy nước dịch mũi xoang ra nhiều – chủ yếu là dịch đọng cũ đặc dính tồn tại bên trong.
Sau 5-7 ngày sẽ thấy cải thiện rõ rệt. Đối với những người viêm mũi xoang có thể ứng dụng đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh của bản thân nhé.
Gừng tươi - Tía tô
Cách 1: Mỗi lần sử dụng, các bạn lấy một củ gừng tươi đem thái lát và đun cùng một nắm lá tía tô. Nên đun lấy 1 bát nước cho mỗi lần uống. Cách này không chỉ tốt cho những bệnh nhân viêm xoang mà ngay cả những người bị cảm cúm, viêm mũi sử dụng cũng rất tốt. Đặc biệt đây cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai mà mọi người cần ghi nhớ.
Cách 2: Gừng sau khi rửa sạch, thái thành những lát mỏng hoặc thái chỉ. Sau đó cho vào đun với 1 bát nước khoảng 5 phút là được. dùng nước gừng xông mũi. Hành động này sẽ làm giảm sưng, và kích thích loãng dịch nhầy để đẩy chúng ra ngoài. Khi đó mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái
hơn. Mọi người nên duy trì đều đặn cách này trong khoảng 10 -15 ngày sẽ cảm nhận được những sự biến chuyển rõ rệt.
Cách chữa bằng dây mướp già
Dùng thân dây mướp già, 1-2 mét. Thái nhỏ. Phơi khô. Sao vàng đến khi thơm ( không để bị cháy). Đem tán thành bột mịn. Bảo quản kín để dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần dùng tăm bông sạch, chấm bột thuốc và bôi vào hốc mũi. Bôi vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Dây mướp có tác dụng chống viêm tiêu sưng giảm phù nề rất tốt. Kiên trì thực hiện sẽ khỏi.
Lưu ý: trước khi bôi cần sạch mũi xoang bằng nước muối sinh lý.
Tác động vào huyệt vị
Huyệt Tỵ thông
- Vị trí: Huyệt nằm ở đầu trên của rãnh mũi má,
- Tác dụng: Chữa viêm mũi dị ứng, polyp mũi, viêm mũi teo, khứu giác nghẹt mũi và mất .
- Các tác động: Dùng hai ngón tay trỏ ấn huyệt này 2 phút.
Huyệt Nghinh hương
- Vị trí: Huyệt là giao điểm của đường ngang đi qua hai chân cánh mũi và rãnh mũi má
- Tác dụng: Chuyên trị bệnh lý của mũi, mất khứu giác.
- Các tác động: Dùng hai ngón tay trỏ day ấn huyệt này 2 phút.
Huyệt Ấn đường
- Vị trí: Huyệt là điểm chính giữa đường nối đầu trong hai cung lông mày.
- Tác dụng: Chuyên điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chảy máu cam...
- Các tác động: Dùng ngón tay cái ấn huyệt này trong 2 phút lực vừa phải đạt cảm giác căng tức là được
Huyệt Đại chùy
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa gai sau đốt sống cổ 7 (C7) và đốt sống ngực 1 (D1) Cách xác định: Cho bệnh nhân cúi cổ tối đa, chỗ gồ lên cao nhất của gai sau các đốt sống cổ là gai sau đốt sống cổ 7)
- Tác dụng: Thông dương khí toàn thân, chữa các chứng hàn lạnh ở đầu mặt cổ...
- Các tác động: Khum bàn tay và vỗ vào huyệt này 2 phút.
Huyệt Hợp cốc
- Vị trí: Nằm ở khe giữa xương bàn ngón hai ngón tay cái và ngón tay trỏ.
- Tác dụng: Chữa bệnh lý vùng đầu, mắt, mũi, tai, răng miệng.
- Các tác động: Dùng ngón tay cái bên đối diện, day bấm lần lượt hai huyệt này, mỗi bên 2 phút.
Lưu ý
Khi điều trị bệnh viêm mũi xoang mọi người cần chú trọng phương pháp sinh hoạt đúng.
- Luôn giữ ấm cơ thể.
- Không sử dụng nước lạnh, nước đá để uống.
- Hạn chế để niêm mạc mũi xoang quá khô khi ngồi điều hoà vào mùa hè. Hãy chuẩn bị nước nhỏ mũi để khoang mũi xoang luôn được ẩm vừa đủ.
- Luyện tập thể thao và phơi nắng vừa phải.
- Mỗi tối có thể xông mũi xoang bằng tinh dầu tràm trà, hoặc kinh giới – để dịch bẩn được đào thải ra ngoài.