Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
Bệnh thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, tổn thương và thường gặp phổ biến ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp qua bài viết dưới đây.
1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp, bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị hao mòn, phá vỡ cấu trúc. Bên cạnh đó, các mô xung quanh khớp cũng bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm, dịch nhờn bôi trơn quanh khớp bị suy giảm và khiến các khớp cử động khó khăn.
Hình ảnh lớp sụn bị thoái hóa của bệnh thoái hóa khớp
Khớp bị thoái hóa là một dạng tổn thương thường gặp nhất, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi bị mắc bệnh thoái hóa khớp.
2. Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra và trong đó có một số nguyên nhân như:
2.1. Tuổi tác
Xương khớp có mối quan hệ mật thiết thiết với tuổi tác, bởi lẽ khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lớp sụn cũng sẽ bị bào mòn theo thời gian, lượng dịch khớp cũng giảm dần đi khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra đau nhức.
2.2. Béo phì, thừa cân
Thừa cân, béo phì cũng có thể gây nên bệnh thoái hóa khớp
Thừa cân, béo phì cũng là một trong số những nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Khi trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực cho xương khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng diễn ra kéo dài sẽ khiến các khớp bị tổn thương và thoái hóa.
2.3. Tổn thương khớp
Do tính chất công việc phải làm việc nặng như bê vác, khiêng, hay lặp đi lặp lại một động tác mà phải sử dụng nhiều tới lực của khớp sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
2.4. Sai tư thế trong sinh hoạt, lao động
Sai tư thế trong lao động, sinh hoạt như ngồi sai tư thế khi làm việc, nằm hay cúi gập người sai cách, hoặc đứng, ngồi lâu một chỗ và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
2.5. Di truyền
Những người bị khiếm khuyết ở gen có chức năng hình thành sụn do di truyền dẫn tới hao hụt sụn khớp và có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn so với những người khác.
2.6. Chấn thương khớp
Những chấn thương ở khớp do vận động, thể thao, tai nạn, ngã,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp
Triệu chứng của thoái hóa khớp gồm: đau nhức, cứng khớp, sưng tấy,.....
Tùy vào từng giai đoạn cũng như sự tiến triển của bệnh mà triệu chứng của thoái hóa khớp sẽ biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp:
3.1. Đau nhức khớp
Một trong những triệu chứng thường thấy đầu tiên khi bị thoái hóa khớp đó chính là tình trạng đau nhức khớp. Ở giai đoạn nhẹ, những cơn đau nhức âm ỉ quanh khớp xuất hiện khi vận động và nhanh chóng biến mất khiến người bệnh chủ quan. Lâu dần, khi sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cảm giác đau và những cơn đau sẽ tăng cường, dồn dập cũng như biểu hiện rõ hơn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
3.2. Cứng khớp
Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh vừa thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động hay di chuyển các khớp.
3.3. Khả năng vận động bị giảm
Khi bị thoái hóa khớp sẽ làm giảm khả năng vận động, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc. Các công việc hàng ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế như: đi lại, di chuyển, ngồi xổm, leo cầu thang,...
3.4. Khớp sưng tấy và nóng đỏ
Thoái hóa khớp có thể khiến cho các khớp bị viêm sưng, cảm giác nóng ran khi vận động và di chuyển. Đôi khi có thể xuất hiện tiếng kêu “răng rắc””khi vận động hay di chuyển.
3.5. Biến dạng khớp
Một trong những biến chứng nguy hiểm, không phải là hiếm gặp đó chính là tình trạng biến dạng khớp. Đây chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời.
4. Các khớp dễ bị thoái hóa thường gặp
Thoái hóa khớp thường gặp ở những vị trí như: thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng,...
Thoái hóa khớp thường gặp ở hầu hết các khớp, nhưng phổ biến hay thấy ở một số vị trí như:
- Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng thường gặp nhất và xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn. Phần xương của khớp gối không được lớp sụn bao bọc nữa dẫn tới chà xát lên nhau gây viêm sưng và đau.
- Thoái hóa khớp háng: Khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, những cơn đau có thể nhói, buốt hoặc đau âm ỉ và kèm theo thường cứng phần hông.
- Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay: Thường hay gặp ở những người cao tuổi, lượng máu trong cơ thể không đủ để nuôi dưỡng vùng khớp dẫn tới tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở sụn khớp và giảm khả năng chịu lực trước tác động.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Thường hay gặp ở những người trên 40 tuổi, hoặc do tính chất công việc sử dụng nhiều liên quan tới cổ chân như cầu thủ bóng đá, vận động viên,... và bệnh tiến triển đi kèm với biểu hiện theo từng giai đoạn.
- Thoái hóa khớp vai: Các triệu chứng đau mỏi của thoái hóa khớp vai thường hay nhầm tưởng với những biểu hiện của thói quen lười vận động hoặc đơn giản là những dầu hiệu của tuổi già.
5. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp phòng ngừa thoái hóa khớp
Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, mỗi người nên tập cho mình những thói quen sau:
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, hợp lý: Một cân nặng ổn định, hợp lý không chỉ giúp cho bạn có một vóc dáng tuyệt đẹp, thân hình mơ ước mà còn giúp giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống dây chằng và xương.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày: Giúp duy trì sức khỏe, vóc dáng và giúp cho xương khớp thêm dẻo dai, chắc khỏe. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp, giảm đau nhức và giúp vận động linh hoạt.
- Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn chiên rán không tốt cho sức khỏe, bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu omega - 3, canxi, vitamin D, glucosamine,... tốt cho xương.
- Duy trì tư thế đúng trong quá trình học tập và làm việc: Giữ tư thế làm việc đúng giúp tránh đau, vẹo xương khớp và giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
Bổ sung viên khớp Bách Niên An - Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp
Viên khớp Bách Niên An tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp
Với thành phần từ các thảo dược quý được nghiên cứu và đánh giá chuyên dùng cho các bệnh lý về xương khớp như: Dây đau xương, Đương quy, Cốt toái bổ, Uy linh tiên,... kết hợp với hoạt chất Glucosamine giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp và giúp khớp vận động linh hoạt. Ngoài ra, Bách Niên An còn giúp hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
6. Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả
Dùng thuốc là một trong những cách điều trị giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả
Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh cùng với sự tiến triển của bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, bại liệt,... Dưới đây là một số cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả:
- Điều trị dùng thuốc: Một trong những phương pháp được sử dụng đầu tiên mà đem lại hiệu quả cao trong điều trị cải thiện triệu chứng đó chính là các nhóm thuốc giảm đau kháng viêm. Khi sử dụng các loại thuốc điều trị này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Phẫu thuật: Thường ít khi được chỉ định và chỉ áp dụng trong trường hợp đã tham gia trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt kết quả cao hoặc phần khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Biện pháp phẫu thuật này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng cũng như tăng khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trên đây là bài viết chia sẻ về bệnh thoái hóa khớp, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về bệnh thoái hóa khớp, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Biểu hiện của thoái hóa khớp và cách điều trị hiệu quả
- 10 triệu chứng thoái hóa khớp gối, chẩn đoán và cách giảm triệu chứng
- Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh