TIẾT LỘ PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY HIỆU QUẢ
Đau vai gáy là tình trạng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Vậy làm thế nào để giảm đau vai gáy, cùng theo dõi bài viết này bạn nhé!
1. Đau vai gáy - Nguyên nhân do đâu?
Đau vai gáy đến từ nhiều nguyên nhân, thường chia thành 4 nhóm sau:
1.1. Yếu tố cơ học
Lao động nặng hoặc lặp lại động tác nhiều lần, chấn thương, làm việc, thói quen sinh hoạt sai tư thế (ngồi lâu 1 tư thế như đọc sách, ngồi máy tính, xem điện thoại, nằm ngủ nghiêng 1 bên) là nguyên nhân đau mỏi vai gáy hàng đầu. Người bệnh sẽ có thể gặp những triệu chứng đau mỏi vai gáy vào sáng sớm thức dậy. Đau nhức vai cổ dạng này có thể hết sau vài ngày hoặc có thể kéo dài vài tuần nếu người bệnh không biết hoặc do tính chất công việc nên phải làm việc với cường độ cao liên tục.
1.2. Yếu tố bệnh lý: nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy
Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, u đỉnh phổi (đau từ ngực lan lên vai gáy), bệnh lý tim mạch thường lan lên vai phải, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy dai dẳng, lâu ngày không khỏi (đặc biệt là phòng đĩa đệm).
Những trường hợp này cần được theo dõi thường xuyên vì có thể xảy ra nguy cơ phẫu thuật. Người bệnh nên đi khám sớm khi có các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm như sau đây:nhức mỏi, tê đau lan xuống tay, teo cơ, yếu tay…đau cả ngày không dứt…
1.3. Yếu tố căng thẳng
Điều ít ai ngờ tới là đau vai gáy có thể xảy đến khi công việc căng thẳng, thức khuya thường xuyên. Trong khi các khớp khác thì hầu như không gặp tình trạng này. Do khi đầu óc căng thẳng,cơ và hệ xương vùng cổ gáy phải căng cứng nhiều hơn làm hạn chế mạch máu đến nuôi dưỡng vùng này dẫn đến đâu mỏi vai gáy nhiều lâu ngày sẽ gây thoái hóa cân cơ, dây chằng và đĩa đệm rồi chèn vào các dây thần kinh xung quanh. Hơn nữa, cổ – vai – gáy cũng là con đường “huyết mạch” duy nhất đưa các xung truyền thần kinh đi xuống các bộ phận, cũng như đi lên não bộ vì thế chúng sẽ nhạy cảm và dễ bị đau hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể.
1.4. Yếu tố thời tiết
Thời tiết thay đổi hoặc khi ngồi trước quạt hay máy lạnh, dầm mưa lâu, tắm gội ban đêm là những nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy như các bệnh vẹo cổ cấp, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, cũng như tổ chức não gây thiếu máu cục bộ gây đau đầu. Vùng cơ ở vai gáy là vùng cơ thường xuyên hoạt động nên xảy ra đau nhức là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tự phát, không có nguyên nhân đau vai gáy rõ ràng. Những trường hợp này cần được theo dõi và thăm khám sớm.
2. Phương pháp giảm đau cổ vai gáy hiệu quả
2.1. Tác động vào huyệt vị
- Tác dụng:
+ Cải thiện tuần hoàn máu.
+ Tăng cường hấp thụ dưỡng chất.
+ Kích thích cơ thể tái tạo nội sinh, hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong và phục hồi khả năng vận động của vai gáy.
+ Hỗ trợ thư giãn cơ, làm mềm cơ, giải phóng các dây thần kinh, gân bị chèn ép..
+ Tăng tính linh hoạt ở cổ, vai, gáy và cải thiện vận động ở cánh tay.
+ Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt còn tác động đến các thụ cảm thần kinh dưới da.
- Chỉ định
+ Đau cổ vai gáy do căng cơ hoặc do thoái hóa cột sống cổ.
+ Chống chỉ định
- Kiêng kị
+ Đau cổ vai gáy trong bệnh cảnh có chèn ép tủy cổ như (Viêm tủy, Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, U tủy, Rỗng tủy sống)
+ Bệnh nhân có các bệnh lý ngoài da tại vùng có vị trí cần xoa bóp bấm huyệt.
+ Bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học như rối loạn đông máu.
+ Bệnh nhân đang bị sốt cao.
+ Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính cần phải cấp cứu.
+ Phụ nữ có thai và trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
2.1.1. Huyệt Phong phủ:
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm của vai gáy, cách chân tóc ở gáy 1 thốn và ngang với đốt sống cổ C1
- Tác dụng:giảm đau vai gáy, tê cứng cổ, điều trị đau nửa đầu, ù tai và hoa mắt
- Các tác động: Day, ấn, và xoa huyệt trong vòng 1 – 3 phút
2.1.2. Huyệt Phong trì:
- Vị trí: ở vị trí lõm ở bờ ngoài cơ thẳng và bờ trong của cơ ức đòn chũm
- Tác dụng: giúp cải thiện hiện tượng ù tai, chóng mặt, cứng cổ do cảm mạo hoặc do ngồi sai tư thế.
- Các tác động: Day, ấn, và xoa huyệt trong vòng 1 – 3 phút
2.1.3. Huyệt Đại chùy:
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa gai sau đốt sống cổ 7 (C7) và đốt sống ngực 1 (D1) Cách xác định: Cho bệnh nhân cúi cổ tối đa, chỗ gồ lên cao nhất của gai sau các đốt sống cổ là gai sau đốt sống cổ 7)
- Tác dụng: Thông dương khí toàn thân, chữa các chứng hàn lạnh ở đầu mặt cổ...
- Các tác động: Khum bàn tay và vỗ vào huyệt này 2 phút.
2.1.4. Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: giao điểm của đường ngang nối gai đốt sống cổ số 7 với điểm cao nhất vùng xương đòn phía ngoài
- Tác dụng: hỗ trợ giảm đau lưng trên, đau cứng cổ, đau vai gáy.
- Các tác động: Day, ấn, và xoa huyệt trong vòng 1 – 3 phút
2.1.5. Đại trữ:
- Vị trí: dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 thốn
- Tác dụng: chữa đau cổ gáy, đau vai, nhức đầu ngoại cảm…
- Các tác động: Day, ấn, và xoa huyệt trong vòng 1 – 3 phút
2.2. Các Vị Thuốc Nam Chữa Đau Vai Gáy
2.2.1. Cây Lá lốt
Cách 1: Rửa sạch một nắm cây lá lốt, để cho ráo rồi đem giã nát. Sau đó, cho lá lốt vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hạt. Đỗ hỗn hợp trên ra túi vải mỏng sạch, bọc kín lại rồi dùng để chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau nhức. Áp dụng cách này từ 1 – 2 lần/ngày.
Cách 2: Để nâng cao hiệu quả mang lại, bạn nên dùng kết hợp bài thuốc chườm với bài thuốc uống. Rửa sạch 100 gram lá lốt, 10g gừng tươi, 10g hương nhu cho vào ấm cùng với 600ml nước rồi đem đi sắc cho đến khi cạn còn 200ml nước là được. Sử dụng nước này để uống hết trong ngày, nên dùng khi còn nóng để cơ thể có thể hấp thu dược tính tốt nhất.
2.2.2. Cây Đinh lăng
Khi bị cơn đau nhức vai gáy hành hạ, bạn cũng có thể tận dụng cây đinh lăng để điều trị. Theo Đông y, rễ đinh lăng là dược liệu có tính mát chuyên dùng để bồi bổ khí huyết, rất thích hợp dùng để điều trị đau vai gáy do khí huyết kém lưu thông. Đồng thời, rễ đinh lăng còn chứa rất nhiều thành phần dược tính có tác dụng giảm đau, chống mệt mỏi và nâng cao sức khỏe. Bạn có thể dùng rễ đinh lăng trị đau vai gáy tại nhà theo hướng dẫn bên dưới đây:
– Cách thực hiện:
Chuẩn bị thân lá và rễ đinh lăng, đem rửa sạch sẽ rồi cắt nhỏ phơi khô.
Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 30 gram đinh lăng khô, 10g nghệ vàng khô đem sắc cùng với 500ml nước. Nên sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 100ml nước thì tắt bếp. Bài thuốc có tác dụng bổ khí hoạt huyết tiêu viêm. Thích hợp cho người bệnh bị đau vai gáy mạn tính, kèm theo đau đầu chóng mặt.
Lọc lấy lượng nước sắc thu được, chia thành nhiều phần sử dụng để uống vào trước bữa ăn.
Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nước sắc lúc đang nóng.
Trên đây là những tip hữu ích giúp đau cổ vai gáy hiệu quả. Chúc bạn và gia đình áp dụng thành công!