banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Thứ Ba, 25/07/2023
Hoàng Liên

    Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý về xương khớp không phải là hiếm gặp và thường gặp ở độ tuổi trung niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu cũng như một vài cách phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

    Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau và có thể dẫn tới biến dạng khớp, phá hủy xương khớp.

    Viêm khớp dạng thấp là tình trạng bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính với biểu hiện sưng, đau các khớp 

    Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị mà còn khiến cho người bệnh đi lại khó khăn và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

    2. Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

    Tùy vào tình trạng cũng như sự tiến triển của bệnh mà viêm khớp dạng thấp có các giai đoạn như sau:

    2.1. Giai đoạn 1

    Giai đoạn đầu tiên của viêm khớp dạng thấp đó chính là biểu hiện các triệu chứng nhẹ bên ngoài khớp như cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp viêm. Giai đoạn này chưa có biểu hiện của tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch khớp bắt đầu bị tổn thương.

    2.2. Giai đoạn 2

    Viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 2 thường bắt đầu tổn thương tới sụn khớp và các cơn đau cũng bắt đầu nặng lên 

    Ở giai đoạn này, màng hoạt dịch của khớp bắt đầu bị tổn thương viêm nặng hơn và có thể gây tổn thương sụn khớp. Theo cấu tạo thì sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bắt đầu bị tổn thương thì người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nặng hơn và đồng thời có thể làm hạn chế vận động.

    2.3. Giai đoạn 3

    Đây là giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển tới tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Lúc này, tổn thương không chỉ dừng lại tại màng hoạt dịch khớp, tại sụn mà tổn thương đã tiến tới tại xương. 
    Khi lớp sụn ở giữa các xương bị bào mòn, làm hở đầu xương khiến chúng cọ xát với nhau khi vận động và người bệnh sẽ bị đau và sưng nhiều hơn. Đây chính là thời điểm mà xương bị tổn thương nặng và thậm chí có thể bị biến dạng.

    2.4. Giai đoạn 4

    Đây được gọi là giai đoạn cuối cùng hay chính là giai đoạn muộn của viêm khớp dạng thấp. Lúc này, các khớp dường như đã ngừng hoạt động, khiến cho bệnh nhân bị sưng, đau, cứng khớp nặng hơn và thậm chí mất hết khả năng hoạt động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng, bị biến dạng và gây ra chứng dính khớp.

    3. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp tự miễn, bệnh thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch quay sang tấn công màng hoạt dịch khớp dẫn tới tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch và cuối cùng phá hủy sụn, xương trong khớp. Ngoài ra, các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và thậm chí là mất tính liên kết.

    Viêm khớp dạng thấp thường do sự tấn công của hệ thống miễn dịch sang màng hoạt dịch khớp dẫn tới tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch và cuối cùng phá hủy sụn, xương trong khớp

    Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp như: yếu tố di truyền, yếu tố môi trường do nhiễm virus hay vi khuẩn, do tuổi tác, tiền sử bệnh lý,...

    4. Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

    Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh viêm khớp dạng thấp có những biểu hiện triệu chứng đặc biệt riêng từ nhẹ đến nặng như sau:

    Viêm khớp dạng thấp thường có các biểu hiện triệu chứng như: sưng, đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng,...

    - Khớp trở nên sưng, đau khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt ở các khớp nhỏ, nhỡ trước và thường đau sưng liên tục cả ngày, nghỉ ngơi cũng không đỡ. 
    - Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng và thường kéo dài trên 1 giờ.
    - Cơ thể mệt mỏi, suy nhược và có thể kèm theo sốt nhẹ.
    - Tình trạng viêm khớp gia tăng và lan ra các mô khác.
    - Xuất hiện mô xương, sụn khớp bị phá hủy.
    - Khớp sưng cứng nhiều hơn và khó khăn vận động.
    - Khớp bị mất chức năng và xuất hiện biến dạng. 
    Ngoài ra, khoảng đến 40% người bị viêm khớp dạng thấp có gặp phải một số triệu chứng biểu hiện khác như: xuất hiện hạt thấp dưới da, tổn thương mắt, tổn thương phổi,...

    5. Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

    Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp thường gặp như: Biến dạng các khớp, dính khớp, co quắp các ngón tay,...

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm sau:
    - Biến dạng khớp, dính khớp, hạn chế chức năng vận động của khớp, teo cơ và có thể bị tàn phế.
    - Biến chứng làm co quắp các ngón tay, ngón chân.
    - Loãng xương: Bản thân bệnh lý kết hợp với một số thuốc điều trị ức chế miễn dịch có thể làm tăng thêm nguy cơ loãng xương và khiến xương bị bào mòn, suy yếu.
    - Nhiễm trùng: Do người bệnh dùng các thuốc ức chế miễn dịch dẫn tới giảm miễn dịch của cơ thể nên người bệnh dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hơn.
    - Ngoài ra, còn một số nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác như: tim mạch, tổn thương thần kinh ngoại biên, hô hấp, ung thư,...

    6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

    Để có những phát hiện kịp thời giúp điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp thì có những phương pháp chẩn đoán như sau:

    Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp gồm các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm đặc hiệu 

    6.1. Xét nghiệm cơ bản

    Khi người bệnh có các dấu hiệu biểu hiện của viêm khớp dạng thấp thì đầu tiên các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cơ bản để xác định được mức độ viêm cũng như phân biệt được với bệnh có các triệu chứng tương tự. Các xét nghiệm cơ bản này bao gồm:

    • Xét nghiệm công thức máu 
    • Xét nghiệm hóa sinh máu
    • Xét nghiệm CRP
    • Xét nghiệm lắng ESR
    • Xét nghiệm kháng thể kháng phân
    • Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith
    • Đo điện tâm đồ
    • Xét nghiệm thận và phổi

    6.2. Xét nghiệm đặc hiệu

    Ngoài các xét nghiệm cơ bản chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp và đánh giá các rối loạn liên quan thì xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán chính xác được bệnh cũng như giai đoạn và mức độ của bệnh. Dưới đây là một số các xét nghiệm đặc hiệu bệnh viêm khớp dạng thấp:

    • Xét nghiệm viêm khớp RF
    • Xét nghiệm Anti CCP
    • Chụp X-quang

    7. Một số cách giúp phòng ngừa tiến triển viêm khớp dạng thấp hiệu quả 

    Trước những nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biến chứng của bệnh thì việc phát hiện viêm khớp dạng thấp là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa tiến triển viêm khớp dạng thấp hiệu quả mà bạn nên bỏ túi tham khảo:

    - Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh: Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia hay các thực phẩm gây kích thích làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Hãy ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng và đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai.

    - Tập các bài thể dục bổ trợ cho xương: Các bài tập nhẹ nhàng giúp cho khớp vận động, tăng độ dẻo dai cho khớp và hạn chế được tình trạng cứng khớp. 

    - Sử dụng Viên khớp Bách Niên An - Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm khớp

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:
    Tpbvsk viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 3 lọ 90 viên - 18%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 2 lọ 90 viên - 16%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 2 lọ 60 viên - 17%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Lọ 90 viên - 15%

    Viên khớp Bách Niên An tại VCP Pharma  - Giúp hỗ trợ giảm triệu do viêm khớp 

    Viên khớp Bách Niên An với sự kết hợp của 13 loại dược liệu quý từ tự nhiên kết hợp với Glucosamine hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp và hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.
    Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bệnh không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về viêm khớp dạng thấp cũng như các dấu hiệu và cách phòng ngừa, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Xem thêm:

    Top những thực phẩm cần tránh cho người bị viêm đa khớp dạng thấp

    Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị hiệu quả

    Viêm khớp là gì? Những nguyên và dấu hiệu điển hình của viêm khớp

    Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách giảm đau hiệu quả

    Đau khớp không chỉ gây đau ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới những người thân xung...

    Bệnh thoái hóa khớp háng do nguyên nhân gì? Top những cách điều trị hiệu quả

    Thoái hóa khớp háng là bệnh lý về xương khớp gây khó khăn và nhiều trở ngại cho người bệnh trong việc đi lại, sinh...

    Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị hiệu quả

    Viêm khớp thuộc bệnh lý xương khớp khiến cho các khớp bị sưng đau, khó vận động và có thể dẫn tới nguy cơ biến dạng...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo