4 CÂY THUỐC NAM CỰC HIỆU NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY
Sử dụng thuốc nam chữa viêm dạ dày là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là top 4 cây thuốc được nhiều người tin dùng.
Lá khôi
Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là Tanin và Glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Trường hợp bị viêm loét dạ dày sử dụng nước sắc lá cây khôi tía sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng ợ chua, nóng rát thượng vị, mang lại cảm giác nhẹ bụng, ăn ngủ tốt hơn. YHCT thường kết hợp lá khôi tía với một số thảo dược khác để làm tăng công dụng trị bệnh của cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày này.
Bài thuốc:
- Chuẩn bị: 60g Lá khôi, 40g Bồ công anh, 12g Lá khổ sâm và 20g Cam thảo.
- Cách làm: Tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
Dạ cẩm
Toàn thân cây có chứa các thành phần hóa học như Saponin, Tanin, Alcaloid hay Anthraglycosid. Những chất này thể hiện rõ khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.
- Chuẩn bị: Ngọn và lá Dạ cẩm số lượng lớn
- Cách làm: Đem dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đóng vào túi ni lông dùng dần.
Để trị viêm loét dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Gạn thuốc ra, để nguội, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút – có thể nấu thành cao để sử dụng dần.
Chè dây
Chiết xuất từ dây leo có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm nhanh lành vết loét. Đồng thời thảo dược này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây tươi
- Cách làm: Dùng lá chè dây phơi khô, sao vàng. Khi sử dụng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi. Để khoảng 15 phút cho nước trong lá tiết hết ra nước có thể rót ra uống dần. Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Quả chuối hột
Quả chuối hột có tác dụng tạo ra lớp màng, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và các tổn thương ở niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch vị. Ngoài ra chuối hột còn kích thích sự tái tạo của niêm mạc dạ dày mau lành.
- Chuẩn bị: 20g chuối hột, 5g nghệ vàng, 5g cam thảo, 10g củ gấu.
- Cách làm: cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, đun nhỏ lửa sôi 15-20 phút là có thể sử dụng. Ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn. Sử dụng liên tục 2 đến 3 tuần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Nguồn ảnh: sưu tầm