7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống
Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh dạ dày. Tham- khảo ngay 7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày qua bài viết bên dưới để có thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe bạn nhé!
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày không nên ăn quá no
Bệnh đau dạ dày có cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết axit. Vậy nên, khi chế độ ăn hỗ trợ giảm tiết axit cũng góp phần giảm tác động của axit dạ dày lên niêm mạc dạ dày. Từ đó giảm thiểu các kích thích gây hại cho dạ dày, tranh thủ thời gian cho dạ dày nghỉ ngơi để thương tổn mau lành hơn.
Mặt khác, người bệnh cũng cần chú ý không nên ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa trong ngày, điều này góp phần trung hòa axit dịch vị. Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều canh/ súp và nên nghỉ ngơi sau bữa ăn, tránh lao động nặng, chạy nhảy ngay.
2. Thực đơn cho người đau dạ dày theo lời khuyên của bác sĩ
Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn mềm, thanh mát, dễ tiêu hóa
Chế độ dinh dưỡng với người bệnh đau dạ dày rất quan trọng. Nên ưu tiên cho người bệnh ăn những món mềm, thanh mát, dễ tiêu như sữa chua, táo, gừng, khoai lang,...
Ngoài ra, cũng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ lên men (dưa muối, cà muối,...), các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…). Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục sức khỏe.
3. 7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày
3.1. Chuối
Chuối (trừ chuối tiêu) rất tốt cho tiêu hóa
Chuối (trừ chuối tiêu) rất có ích cho hệ tiêu hóa vì chúng không gây ra kích ứng cho dạ dày hay đường tiêu hóa trên. Ngoài ra, đây còn là loại trái cây giàu chất xơ, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, cung cấp vitamin B6 góp phần giữ nước và magie giúp thư giãn cơ bắp.
3.2. Cơm
Cơm là loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ giảm đau dạ dày và có thể giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy. Những thực phẩm như bánh mì, cháo hay khoai,... cũng có tác dụng tương tự với cơm.
Ngoài ra, các thực phẩm chưa tinh chế gồm gạo lứt, ngô, nếp lức, các loại đậu,... không được khuyến khích dùng cho người bị đau dạ dày. Vì dù khá giàu chất xơ, các loại vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, nhưng nhóm thực phẩm này lại khó để tiêu hóa.
3.3. Bánh mì
Bánh mì là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong số những loại thực phẩm từ nhóm. Tuy nhiên, không nên ăn bánh mì với bơ hay mứt vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày, có thể khiến dạ dày mất nhiều thời gian hơn để bình phục.
3.4. Canh/ súp
Canh hay súp là thực phẩm dễ tiêu, có ích cho người bệnh dạ dày
Canh/ súp cùng các thực phẩm đã loãng nấu chín, vừa dễ tiêu vừa không khiến hệ tiêu hóa chịu "áp lực" khi hoạt động. Bên cạnh đó, lượng nước có trong những thực phẩm này cũng góp phần pha loãng axit có trong dạ dày, từ đó giúp người bệnh dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn.
3.5. Nước ép táo
Nước ép táo chứa lượng pectin dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày hiệu quả.
3.6. Nước dừa
Nước dừa cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời hỗ trợ cải thiện đau dạ dày, loét dạ dày hiệu quả. Vậy nên bác sĩ vẫn thường khuyên người bệnh đau dạ dày uống nhiều nước dừa, trừ trường hợp dị ứng hoặc các bệnh lý dẫn đến kiêng nước dừa.
3.7. Sữa chua
Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn có ích cho đường ruột, những lợi khuẩn này cũng có thể cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời góp phần giảm kích ứng dạ dày. Đối với người bị đau dạ dày, có thể dùng 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
4. Hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh của VCP Pharma hỗ trợ giảm axit dịch vị, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Sản phẩm được chỉ định sử dụng cho trẻ đủ 12 tuổi và người lớn bị hoặc có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Liều dùng được khuyến cáo: Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần từ 3 - 4 viên, nên uống trước ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn khoảng 1 tiếng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, sản phẩm cũng không khuyên dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, huyết hư, âm hư huyết nhiệt hoặc trẻ em chưa đủ 12 tuổi, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết trên cung cấp thông tin về 7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm:
Review 12 thực phẩm chức năng tốt cho dạ dày giúp giảm ợ chua, ợ hơi
Top 10 loại viên uống dạ dày giúp giảm nguy cơ viêm loét
Top những thực phẩm cho người đau dạ dày nên tránh xa khi bị trào ngược