banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả

Thứ Năm, 10/08/2023
Hoàng Liên

    Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ với tốc độ lây lan cao và đi kèm với tình trạng sốt, đau họng và nổi bọng nước ở tay, chân. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả ngay bài viết dưới đây nhé!

    1. Tay chân miệng là bệnh gì?

    Hình ảnh trẻ bị tay chân miệng với các mụn nước xuất hiện 

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Đặc trưng bởi tình trạng sốt và đi kèm với sự xuất hiện của các nốt mụn nước điển hình ở lòng bàn tay, bàn chân và xung quanh miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, một số ít ở người trưởng thành. 
    Bệnh tay chân miệng thường xảy ra quanh năm nhưng thời điểm bùng dịch cao nhất vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. 

    2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

    Nguyên nhân chính gây nên tay chân miệng là do chủng virus đường ruột điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (E71). Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Còn Enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng lại gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn và thậm chí có thể gây tử vong.

    Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ là do virus 

    Theo nghiên cứu, virus có thể bị tiêu diệt sau 30 phút ở nhiệt độ 560 độ C và virus thường sống được khoảng 3 tuần ở môi trường bên ngoài với điều kiện lạnh - 40 độ C. Do vậy mà trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống, mặt bàn, đồ chơi chung,... có chứa virus gây bệnh.

    3. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?

    Con đường lây bệnh tay chân miệng chủ yếu là qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Những chủng virus này sống trong đường tiêu hóa và lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho và hắt hơi của người bệnh. 

    4. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng qua các giai đoạn

    Bệnh chân tay miệng thường biểu hiện qua những giai đoạn như sau:

    Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 giai đoạn với những biểu hiện rõ rệt khác nhau 

    4.1. Giai đoạn ủ bệnh 

    Giai đoạn đầu tiên của bệnh tay chân miệng đó chính là giai đoạn ủ bệnh. Ở giai đoạn này trẻ chưa có các biểu hiện triệu chứng cụ thể và thời gian kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. 

    4.2. Giai đoạn khởi phát

    Tiếp theo là đến giai đoạn khởi phát, diễn ra khoảng từ 1 - 2 ngày và trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện cụ thể như: sốt nhẹ, đau họng, rát họng, quấy khóc, biếng ăn, đau rát răng miệng, tiêu chảy,...

    4.3. Giai đoạn toàn phát

    • Giai đoạn toàn phát: Kéo dài khoảng 3 - 10 ngày với các biểu hiện triệu chứng rõ rệt hơn và đặc trưng bởi tình trạng lở loét miệng và phát ban dạng sẩn hồng phồng nước. 
    • Lở loét miệng: Bắt đầu sau khoảng 1 - 2 ngày sau khi trẻ bắt đầu sốt sẽ xuất hiện những nốt ban như những chấm đỏ nhỏ ở phía trong miệng, trên đầu lưỡi hay vòm miệng,... Các nốt phát ban này nhanh chóng trở thành các bóng nước với kích cỡ khoảng 2 - 3 m dễ vỡ và loét ra gây đau rát khi nuốt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và nước dãi chảy nhiều hơn bình thường.
    • Phát ban trên da: Trên bề mặt da bé xuất hiện những nốt chấm tròn đỏ phẳng hoặc gồ ghề, dạng phỏng nước, tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối và mông. Các vết bóng nước có thể lồi hoặc ẩn dưới da, ấn vào thường không đau, bên trong có dịch và đa số sẽ không để lại sẹo khi lành. 

    4.4. Giai đoạn lui bệnh 

    Cuối cùng là giai đoạn lui bệnh, thời gian khoảng từ 3 - 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc bệnh khởi phát. Trẻ sẽ khỏe mạnh dần và phục hồi nếu không có những biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp nếu trẻ xảy ra các biến chứng như sốt cao trên 39 độ hay sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ bứt rứt, quấy khóc, ói nhiều, ngủ lịm đi,... thì cần cho trẻ nhập viện đi khám ngay.

    5. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

    Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng có thể gặp phải như trên não, hô hấp, tim mạch,...

    Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thường dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như sau:

    • Ảnh hưởng tới não bộ: Viêm màng não, viêm não, viêm thân não, viêm não tủy,... với những biểu hiện bất thường đi kèm như: hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung hoặc giật,...
    • Ảnh hưởng tới hệ hô hấp - tim mạch: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch.  Những biểu hiện đi kèm gồm có mạch nhanh, rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh,...
    • Xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da.

    Trong trường hợp phụ nữ mang thai, bên cạnh nguy cơ gặp các biến chứng trên mà nó còn ảnh hưởng tới quá trình mang thai của mẹ và có thể gây sảy thai.

    6. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả 

    Việc chăm sóc đúng cách cho trẻ bị chân miệng tại nhà sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa biến chứng cho trẻ. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả mẹ nên bỏ túi ngay:

    Chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách giúp ngăn ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

    6.1. Thực hiện tốt cách ly cho trẻ

    Một trong những cách được nhắc tới đầu tiên đó chính là thực hiện tốt cách ly cho trẻ. Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học và nơi công cộng. Chính vì vậy mà ngay sau khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà. Trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày kể từ khi phát bệnh, phụ huynh không nên cho trẻ đến trường học và đồng thời cũng cần thông báo rõ nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của trẻ để trường học có biện pháp theo dõi và giám sát kịp thời.
    Trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh cũng cần sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh trường hợp lây nhiễm cho mình và những người xung quanh.

    6.2. Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

    Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của trẻ. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Nên chia nhỏ cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và chú trọng đến những thành phần dinh dưỡng trong các món ăn để giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
    Không nên cho trẻ uống hay ăn các đồ ăn quá nóng hoặc chu cay vì có thể khiến cho trẻ càng đau họng và đau miệng hơn do những vết loét.

    6.3. Giữ gìn vệ sinh

    Giữ gìn vệ sinh sẽ giúp hạn chế được tình trạng lây lan ra cộng đồng và giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn. Trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, không hạn chế hay kiêng tắm rửa khi bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió và có xà phòng sát khuẩn.
    Các vật dụng sử dụng cho trẻ như: đồ chơi, bình sữa, dụng cụ ăn uống,... cần được vệ sinh sạch sẽ để khử khuẩn. Quần áo hay tã lót phải được thay mới và cần ngâm với các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

    6.4. Giảm đau rát họng cho trẻ bằng xịt họng Trioxidin New

    Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng xịt họng Trioxidin New giúp trẻ giảm nhanh đau rát họng. 

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:
    Combo GIA ĐÌNH - 3 xịt họng TRIOXIDIN NEW - 9%
    245.000₫/Combo 3 lọ 270.000₫
    Combo Tiết Kiệm - 2 xịt họng Trioxidin new - 8%
    165.000₫/Combo 2 lọ 180.000₫

    Xịt họng Trioxidin New tại VCP Pharma - Giúp giảm đau rát họng và làm sạch miệng, họng 

    Công thức cải tiến chứa hoạt chất Benzydamine - Tác dụng kháng viêm, giảm đau và gây tê tại chỗ, từ đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau rát họng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm sạch miệng, họng và ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn, virus lây lan qua đường họng, miệng. Sản phẩm giúp diệt sạch vi khuẩn, virus hiệu quả tới 48 giờ và dùng được cho trẻ từ 1 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    6.5. Dùng thuốc đúng cách

    Tuyệt đối không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định hay cho phép của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị sốt mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt. Không nên dùng kháng sinh để điều trị cho trẻ trong trường hợp này vì kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn và không có tác dụng diệt virus trong trường hợp này.
    Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài ra theo sự chỉ định của bác sĩ để giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

    7. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ 

    Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và có khả năng bùng phát mạnh nhất vào những giai đoạn chuyển mùa. Chính vì vậy mà cha mẹ cần chủ động phòng tránh cho con yêu của mình. Dưới đây là các cách giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả mà cho mẹ nên biết:

    • Giữ gìn vệ sinh cá nhân như là thói quen rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn,....
    • Giữ gìn vệ sinh ăn uống
    • Vệ sinh nơi sinh hoạt
    • Làm sạch đồ chơi của trẻ 
    • Theo dõi và phát hiện sớm bệnh 
    • Tránh tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung vật dụng với các cá nhân bị nhiễm bệnh

    Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về bệnh tay chân miệng cũng như những nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về bệnh tay chân miệng, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Xem thêm:

    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng và các phương pháp điều trị

    10 dấu hiệu nhận biết khi bị viêm họng hạt ở lưỡi

    Top những loại xịt họng ho chính hãng trên thị trường tốt cho trẻ

    Dung dịch xịt họng Trioxidin New - Giúp giảm nhanh đau, ngứa rát họng hiệu quả

    Dung dịch xịt họng Trioxidin New với thành phần kháng viêm an toàn, lành tính giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ho, viêm họng,...

    Tổng hợp 15 chai xịt họng giảm ho, giảm viêm hiệu quả cho cả gia đình

    Chai xịt họng ho giúp nhanh chóng hỗ trợ giảm những cảm giác khó chịu, những cơn ho, đau rát họng và giảm viêm cho...

    Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh nha chu

    Biểu hiện chính của chứng bệnh nướu và nha chu là bị viêm nhiễm phần nướu xung quanh khu vực răng, đồng thời khiến nướu...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo