banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Viêm dạ dày và 8 điều cần nhớ

Thứ Năm, 05/01/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là gì? Những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về căn bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

    Tổng quan

    Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

    Phân loại

    Viêm dạ dày cấp tính được đặc trưng bởi xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính tại niêm mạc ở phần thân và hang vị.

    Viêm dạ dày mãn tính ngụ ý một số mức độ teo (mất chức năng của niêm mạc) hoặc dị sản. Bệnh chủ yếu liên quan đến phần hang vị (kèm theo mất dần các tế bào G và giảm bài tiết gastrin) hoặc thân vị (kèm theo mất tuyến tiết axit, dẫn đến giảm axit, pepsin và yếu tố nội sinh). Vì vậy, không phải lúc nào cũng sử dụng giảm tiết acid trong điều trị bệnh lý dạ dày.

    Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

    Khi lớp hàng rào chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị tổn thương hoặc suy yếu sẽ tạo điều kiện cho dịch tiêu hóa tấn công và gây viêm lớp niêm mạc dạ dày.

    Nhiễm khuẩn

    Mặc dù hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày nhưng chỉ một vài người phát triển thành bệnh viêm dạ dày hay các rối loạn đường tiêu hóa trên khác. Các bác sĩ cho rằng việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm Hp có thể do yếu tố di truyền hoặc lối sống thiếu lành mạnh (như hút thuốc và chế độ ăn uống không lành mạnh).

    Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau

    Những thuốc giảm đau phổ biến như nhóm NSAIDs có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Khi dùng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá mức có thể làm giảm các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

    Tuổi tác

    Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Không những thế, nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.

    Sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn quá mức

    Các thức uống có cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Những người uống rượu quá mức thường hay bị viêm dạ dày cấp tính.

    Căng thẳng

    Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.

    Viêm dạ dày tự miễn

    Đây là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp I. 

    Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác. Viêm dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng…

    Triệu chứng

    Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, một số dấu hiệu giúp nhận biết khả năng đã có tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày – để bạn chủ động đến thăm khám bác sĩ kịp thời, đó là:

    - Cảm giác đau nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị (phần bụng phía trên, ngay dưới xương sườn, mũi ức), thường đau hơn hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong. Đau nhiều về đêm và rạng sáng lúc dịch vị dạ dày tiết nhiều nhất

    - Lợm giọng, buồn nôn hoặc nôn – thường gặp vào lúc đánh răng buổi sáng ...

    - Có cảm giác đầy bụng, căng tức vùng thượng vị

    - Khó tiêu, nấc cụt cũng là dấu hiệu viêm dạ dày.

    - Nặng hơn bạn có thể đại tiện ra phân đen.

     

    Chế độ ăn uống sinh hoạt

    Không bỏ bữa, ăn đúng giờ

    Khi ăn, dạ dày mới tăng tiết dịch vị để tiêu hóa. Bạn cần ăn đúng giờ để đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động bình thường không rối loạn. Dịch vị được tiết ra, dạ dày tăng co bóp giúp bạn tiêu hóa thức ăn, tránh đầy bụng khó tiêu. Hạn chế ăn vặt nhiều lần trong ngày, làm cho dịch vị dạ dày tiết nhiều lần trong ngày, dạ dày co bóp cao độ nhiều lần càng làm bạn dễ bị đau dạ dày hơn.

    Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt

    Việc nhai ngoài chức năng nghiền nhỏ thức ăn, nhai kỹ còn giúp tuyến nước bọt kịp thời tiết ra men amylase giúp phân giải tinh bột. Hỗ trợ dạ dày chuyển vận thức ăn tốt hơn.

    Không nên ăn cơm cùng nước canh

    Khi ăn cơm cùng nước canh, sẽ làm cho bạn lười nhai hơn, bạn nuốt nhanh hơn trước khi những hạt cơm được nghiền nát. Vì vậy, dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn để làm nhỏ thức ăn và cơm.

    Không nên cáu giận. Đặc biệt là đang trong bữa ăn

    Khi cáu giận, cơ thể tăng tiết cortisol – hormon nội sinh có khả năng làm phân giải chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Khi cáu giận cũng gây kích thích dây thần kinh lang thang (dây X), làm tăng co bóp dạ dày và tăng tiết dịch vị. Lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

    Uống đủ nước và không thức đêm

    Cơ thể cần có nước để hoạt động, dạ dày cũng vậy. Nước có thể làm loãng nồng độ dịch vị trong dạ dày khi dạ dày rỗng.

    Khi thức khuya, cơ thể dễ căng thẳng, tăng tiết dịch vị và vi khuẩn HP cũng tăng hoạt động. Vì vậy không nên thức khuya để làm việc.

    Không nên lạm dụng đồ ăn nhanh và nước uống có gas

    Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu cay nóng, và thức uống có cồn, gas dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

    Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm

    Khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe như đau nhức nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không nên tự ý sử dụng các thuốc có thành phần giảm đau chống viêm vì chúng rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

    Nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu

    Hãy sử dụng thực phẩm như thuốc, để cân bằng lại tình trạng sức khỏe của bạn. Việc sử dụng thực phẩm phù hợp với tình trạng của bản thân sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể viêm dạ dày

    - Đối với dạ dày hàn: bạn có thể sử dụng thêm gừng, bột gừng, tiêu xanh, hành, tỏi, hẹ, nghệ vàng ...  trong quá trình chế biến thức ăn 

    - Đối với dạ dày nhiệt: bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như bạc hà, rau húng, bí đao, mướp đắng, rau cải xanh, lá vối, nụ vối ...


    Nguồn ảnh: sưu tầm.

    Vị Khang Ninh được phân phối bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma

    TPBVSK Vị Khang Ninh hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do các bệnh về dạ dày, tá tràng được phân phối bởi Công ty...

    7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống

    Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh dạ dày....

    Tìm hiểu dấu hiệu đau dạ dày và các biện pháp khắc phục hiệu quả

    Các dấu hiệu đau dạ dày thường gặp như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu, đại tiện...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo