banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Tìm hiểu dấu hiệu đau dạ dày và các biện pháp khắc phục hiệu quả

Thứ Sáu, 27/10/2023
Thảo Trang

    1. Đau dạ dày là gì?

    Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương hoặc bị rối loạn vận động

    Đau dạ dày là tình trạng của bệnh dạ dày bị tổn thương hoặc bị rối loạn vận động dẫn đến tăng tiết axit dịch vị. Hệ quả là hình thành những cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc đau tức tại vùng thượng vị tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau kéo dài, dữ dội thì đây có thể cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm.

    Tình trạng đau dạ dày có thể xuất hiện tại các vị trí như vùng thượng vị, hoặc có thể lệch sang trái hay sang phải, đau cũng có thể lan ra sau lưng. Người bệnh thường gặp phải cơn đau tức nặng, ấm ách, lúc đói, sau khi ăn hay lúc về đêm.

    2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

    2.1. Loét dạ dày tá tràng

    Loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân chính khiến dạ dày bị đau

    Nguyên nhân gây đau dạ dày hay gặp là do khuẩn Helicobacter Pylori hoặc do dùng những loại thuốc giảm đau, chống viêm,... hình thành nên loét dạ dày.

    Bên cạnh đó, đau dạ dày có thể xuất hiện do một số bệnh hiếm gặp như bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison,…

    2.2. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng

    Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng có thể xuất hiện bất ngờ sau khi lạm dụng rượu bia, ăn quá nhiều đồ cay nóng, dùng Aspirin hay các loại thuốc giảm đau chống viêm,...

    2.3. Khối u ác tính tại thực quản dạ dày

    Ung thư vùng tâm vị thực quản thường hình thành do hút nhiều thuốc lá hoặc uống nhiều rượu bia, hay gặp ở những người trung niên. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau dạ dày đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe con người.

    2.4. Chứng khó tiêu chức năng

    Chứng khó tiêu chức năng cũng có thể gây ra đau dạ dày

    Chứng khó tiêu chức năng sẽ khiến bệnh nhân hay gặp phải triệu chứng đau, tức, nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và ấm ách sau khi ăn. Trường hợp này sẽ được chỉ định nội soi dạ dày nhằm xác định tình trạng của niêm mạc còn bình thường hay bị viêm teo hay đã chuyển sang viêm loét niêm mạc dạ dày,...

    2.5. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

    Những thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày, bao gồm:

    • Ăn không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
    • Ăn quá nhanh, quá no hoặc ăn trong trạng thái quá đói.
    • Ăn nhiều thực phẩm chiên, rán, cay nóng, đồ chua,...
    • Vừa ăn vừa xem tivi, chơi game, đọc sách, học bài,…
    • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bị bẩn, đã ôi thiu,…).
    • Sử dụng quá nhiều thức uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm kích thích,…

    2.6. Stress và lo lắng kéo dài

    Stress và lo lắng kéo dài có thể dẫn đến đau dạ dày

    Stress và lo lắng kéo dài có thể khiến các hormone và chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột, hoạt động co bóp của dạ dày, gây ra tình trạng đau bụng, ợ chua, đầy hơi,… 

    Bên cạnh đó, stress cũng có khả năng làm mất đi sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tình trạng đau dạ dày. 

    2.7. Tác dụng phụ của thuốc

    Trong một vài trường hợp, tác dụng phụ của thuốc có thể khiến dạ dày người bệnh gặp khó chịu và gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể là:

    • Thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện tình trạng đau dạ dày và các vấn đề khác. Ngoài ra, chứng ợ nóng, kích ứng bao tử,... có thể xuất hiện do sử dụng các loại thuốc giảm đau khác như Ibuprofen hay Naproxen,…
    • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường dùng điều trị nhiễm trùng hoặc để tiêu diệt vi khuẩn,... Trong một vài trường hợp, thuốc kháng sinh có thể làm đau dạ dày kèm theo các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi,… do hệ vi sinh tiêu hóa bị mất cân bằng.


    Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ gây đau dạ dày

    • Thuốc giảm cholesterol: Loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy,... và gây đau dạ dày.
    • Thuốc giảm đau opioid: Các loại thuốc giảm đau opioid mạnh như Oxycodone hay Hydrocodone,… có khả năng gây đau dạ dày, táo bón, buồn nôn, co thắt bụng, đầy hơi,… tùy thuộc cơ địa người bệnh.
    • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt: Trong một số trường hợp, loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày người bệnh bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

    Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể gây kích ứng sinh ra đau dạ dày

    • Thuốc điều trị ung thư: Một số loại thuốc điều trị ung thư sẽ gây ra tác dụng phụ là đau dạ dày, điều này sẽ được bác sĩ thông báo trong quá trình cấp thuốc.

    2.8. Dị ứng và không dung nạp thực phẩm

    Dị ứng và không dung nạp thực phẩm, phổ biến là sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, ốc, nghêu, cá, trứng,... cũng có thể gây ra đau dạ dày. Vì vậy, đừng cố gắng nạp những thực phẩm này vào cơ thể trong thời gian dài, vì điều này sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn.

    2.9. Các nguyên nhân khác có thể nhầm với đau dạ dày

    Một số nguyên nhân khác có thể bị nhầm lẫn với đau dạ dày, cần hết sức lưu ý, bao gồm như: ngộ độc thức ăn, viêm tụy cấp, tắc ruột, sỏi mật, u tụy, u đường mật,...

    3. Các dấu hiệu đau dạ dày

    3.1. Đau vùng thượng vị

    Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của đau dạ dày

    Đau vùng thượng vị có vùng đau nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau dữ dội, âm ỉ kéo dài, cơn đau cũng có khả năng lan sang vùng ngực hoặc ra sau lưng.

    3.2. Ăn uống kém hơn

    Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện chán ăn, cảm giác ăn không ngon. Nguyên nhân là do lượng thức ăn được tiêu hóa khá chậm, dẫn đến sau khi ăn người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, đau rát thượng vị, có thể đau lan lên xương ức đồng thời kèm theo cảm giác buồn nôn.

    3.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

    hơi, ợ chua, ợ nóng xảy ra do hoạt động của dạ dày bị rối loạn, dẫn đến thức ăn khó tiêu hơn, hình thành tình trạng lên men khiến bệnh nhân đau dạ dày, bị ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm giác được vị đắng hoặc chua khi hơi lên họng, kèm theo đó là cơn đau ở vùng ức mũi hay sau xương ức.

    3.4. Cảm giác buồn nôn, nôn

    Cảm giác buồn nôn, nôn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

    Cảm giác buồn nôn, nôn thường xuất hiện ở người mắc bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc tệ hơn là ung thư dạ dày. Trường hợp người bệnh bị nôn nhiều có thể gây rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

    Bên cạnh đó, người bị nôn nhiều sẽ dễ bị mất nước và điện giải, từ đó gây sút cân nhanh, thậm chí có thể dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim mạch, thiếu máu, phù nề,…

    3.5. Chảy máu tiêu hóa

    Trường hợp chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu rất nghiêm trọng, cảnh báo bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh trong thời gian rất ngắn. Chảy máu tiêu hóa có thể là biểu hiện của viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, loét dạ dày tá tràng, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan,… đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Vậy nên khi xuất hiện chảy máu tiêu hóa, bao gồm nôn ra máu tươi hay máu đen, đi ngoài có lẫn màu đỏ tươi hoặc đi ngoài phân đen,... người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    4. Cách giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả

    4.1. Chữa bệnh đau dạ dày tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

    Chữa bệnh đau dạ dày tại nhà theo kinh nghiệm dân gian bằng lá bạc hà

    Đau dạ dày có thể chữa bằng phương thuốc dân gian từ bạc hà. Lý do là bởi bạc hà có khả năng chống viêm, giảm đau. Cụ thể như sau: 

    • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, để ráo.
    • Bước 2: Đun lá với nước sôi trong khoảng 5 phút.
    • Bước 3: Lọc lấy phần nước, dùng mỗi ngày, có thể thêm chanh và mật ong.

    4.2. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh được phân phối bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. 

    Liều dùng cụ thể: Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 3 - 4 viên, có thể sử dụng trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng.

    Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    4.3. Điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc tây

    Điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc tây

    Ngoài các biện pháp trên, đau dạ dày cũng có thể điều trị bằng thuốc tây, bao gồm cả thuốc không kê toa hoặc kê toa, tùy nguyên nhân và triệu chứng từng người bệnh:
    Thuốc không kê toa

    • Đau do đầy hơi, khó tiêu: Thuốc đa phần chứa simethicone (Mylanta, Gas-X).
    • Đau do ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản: Các loại thuốc kháng axit, giảm axit (Pepcid AC, Zantac 75).
    • Đau do táo bón: Các loại thuốc làm mềm phân hoặc nhuận tràng.
    • Đau do tiêu chảy: Thuốc có chứa loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Kaopectate hoặc Pepto-Bismol).
    • Đối với các cơn đau do lý do khác: Các loại thuốc chứa acetaminophen, có tác dụng giảm đau hiệu quả.

    Lưu ý: Nên tránh dùng các loại thuốc chống viêm có khả năng gây kích ứng dạ dày như aspirin, ibuprofen (Advil, Midol, Motrin) hay naproxen (Naprosyn, Aleve, Anaprox, Naprelan) vì những thuốc này sẽ càng làm tăng kích ứng dạ dày.
    Thuốc kê toa
    Trong trường hợp tình trạng đau dạ dày đã đến giai đoạn mãn tính hoặc rối loạn tự miễn dịch thì bệnh nhân cần phải điều trị theo toa. Thuốc chứa steroid như prednisone hay thuốc ức chế bơm proton (PPI), có tác dụng giảm viêm, giảm tình trạng đau dạ dày thường xuất hiện trong đơn thuốc.

    5. Chế độ ăn uống giúp phòng ngừa đau dạ dày

    5.1. Thực phẩm nên ăn

    Thực phẩm nên ăn để ngừa đau dạ dày

    • Chuối: Chuối (trừ chuối tiêu) khá thân thiện với dạ dày nhờ khả năng trung hòa nồng độ axit có trong dịch dạ dày và hỗ trợ giảm viêm. Chuối còn chứa chất xơ hoà tan pectin tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón và tiêu chảy.
    • Cơm: Cơm khá mềm, dễ tiêu hóa, và có thể hạn chế tối đa kích thích dạ dày do tiết nhiều axit. Ngoài ra, các thực phẩm như xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai luộc cũng có tác dụng làm giảm đau dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. 
    • Bánh mì: Bánh mì được làm chủ yếu từ đường bột, dễ tiêu hóa và với đặc tính khô, dễ hút nước giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa axit, hỗ trợ giảm viêm, loét dạ dày nhưng nên hạn chế dùng bánh mì với bơ hay mứt cho tới khi dạ dày thật khỏe.
    • Canh/Súp: Đây là một trong những loại thực phẩm mềm, không gây "áp lực" lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, canh và súp cũng giúp bổ sung nước giúp pha loãng nồng độ axit có trong dịch dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở người bệnh dễ dàng hơn .
    • Nước ép táo: Nước ép táo chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin giúp hỗ trợ hoạt động dạ dày và đường ruột diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.

    Nước ép táo có thể dùng cho người bị đau dạ dày

    • Nước dừa: Giúp bổ sung các chất điện giải natri, kali, canxi bị thiếu hụt do ăn uống kém hoặc do tiêu chảy, nôn ói.
    • Sữa chua: Chứa nhiều probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, góp phần nâng cao sức đề kháng. Dù vậy, khi bắt đầu dùng sữa chua nên dùng lượng ít đồng thời theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn để có hướng điều chỉnh phù hợp.
    • Trà thảo dược: Giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu đồng thời cải thiện vấn đề viêm nhiễm hiệu quả.
    • Gừng: Hỗ trợ giảm đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Có thể pha trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống đều có hiệu quả như nhau.
    • Nghệ và mật ong: Hỗn hợp nghệ (hay tinh bột nghệ) và mật ong vừa giúp chống viêm, giảm tiết dịch vị vừa hỗ trợ kiềm hoá độ axit của dịch vị, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng dạ dày.

    5.2. Thực phẩm nên kiêng

    Thực phẩm nên kiêng để tránh đau dạ dày

    • Thực phẩm dễ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: Rượu, bia, cà phê, trà đặc, các loại rau, củ già, rễ cây, các gia vị cay nóng (tiêu, ớt,...), các món nhiều dầu mỡ, chứa chất bảo quản, các loại xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá,...
    • Thực phẩm gây tăng axit dạ dày: Bao gồm trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài hay khế,...) và thực phẩm chua (giấm, mẻ,...).
    • Thực phẩm dễ chướng bụng: Bao gồm giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây,... hoặc nước ngọt, nước trái cây có ga,....

    Bài viết trên cung cấp những thông tin về dấu hiệu và các biện pháp khắc phục hiệu quả bệnh đau dạ dày. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì về thông tin về đau dạ dày, quý độc giả vui inbox ngay để được Dược sĩ giải đáp.

    Xem thêm:

    Review 12 thực phẩm chức năng tốt cho dạ dày giúp giảm ợ chua, ợ hơi

    Các triệu chứng do loét dạ dày gây ra và cách khắc phục đơn giản tại nhà

    Viêm dạ dày: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

     

    Vị Khang Ninh được phân phối bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma

    TPBVSK Vị Khang Ninh hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do các bệnh về dạ dày, tá tràng được phân phối bởi Công ty...

    7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống

    Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh dạ dày....

    Tìm hiểu dấu hiệu đau dạ dày và các biện pháp khắc phục hiệu quả

    Các dấu hiệu đau dạ dày thường gặp như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu, đại tiện...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo