banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh

Thứ Tư, 26/07/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh xương khớp thoái hóa phổ biến nhất và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Hãy bỏ túi ngay những thực phẩm mà thoái hóa khớp gối nên ăn cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình nhé!

    1. Thoái hóa khớp gối là gì?

    Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, hình thành nên các gai xương và cuối cùng có thể dẫn tới biến dạng các khớp. Bệnh thường đi kèm với các tổn thương cấu trúc khác bên trong khớp như dây chằng, màng hoạt dịch khớp và sụn khớp.

    Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, hình thành nên các gai xương và cuối cùng là biến dạng khớp  

    Thông thường bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời, dấu hiệu nhận biết sớm nhất của thoái hóa khớp gối đó chính là đau khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi gối. Khi khớp bị tổn thương nhiều, chất lượng dịch khớp ngày càng kém đi, độ ma sát giữa các đầu xương sẽ tăng lên và mặt sụn đầu xương bị hao mòn khiến cho khớp gối vận động khó khăn.

    2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

    2.1. Tuổi tác

    Tuổi cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối 

    Tuổi càng cao thì đi kèm với đó là quá trình tổng hợp sụn khớp ngày càng suy giảm và tốc độ bào mòn sụn khớp tăng lên. Bên cạnh đó, sau độ tuổi trưởng thành, các tế bào sụn khớp cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái nữa. 

    2.2. Yếu tố di truyền

    Nếu trong gia đình bạn có thành viên bị thoái hóa khớp gối thì khả cao bạn cũng sẽ bị thoái hóa khớp gối.

    2.3. Yếu tố nội tiết và sự chuyển hóa của cơ thể

    Bệnh đái tháo đường, người có nồng độ cholesterol cao hay mãn kinh đều có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về xương khớp và trong đó có thoái hóa khớp gối.

    2.4. Thừa cân, béo phì

    Thoái hóa khớp gối có thể do nguyên nhân thừa cân, béo phì 

    Trọng lượng cơ thể lớn dư thừa sẽ gây áp lực lên hai khớp gối khiến cho sụn khớp nhanh bị hao mòn và hỏng dần theo thời gian.

    2.5. Do chấn thương

    Các tổn thương do khi chơi thể thao, lao động hay ngã có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng,... khiến cho sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Khi không được điều trị sớm sẽ dẫn tới lệch trục khớp và gây thoái hóa khớp gối từ từ. 

    2.6. Do các bệnh lý tại khớp

    Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, đau khớp gối,... lâu ngày nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời sẽ là nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp gối.

    2.7. Hệ miễn dịch phá hủy

    Sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là dịch khớp, chính vì thế mà nó không nhận được nhận biết là một phần của cơ thể. Do vậy mà thay vì được bảo vệ, cơ thể sẽ tự sinh ra cơ chế chống lại và hủy hoại sụn khớp khắp nơi.

    3. Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối 

    Tùy vào nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh mà bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn 

    Tùy theo nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối mà được chia thành 4 giai đoạn dưới đây:

    3.1. Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

    Giai đoạn đầu tiên của thoái hóa khớp gối thường được biểu hiện không rõ ràng và người bệnh thường chưa cảm nhận được rõ rệt các cơn đau. Bởi lẽ, ở giai đoạn này thì các vị trí sụn bao xung quanh các đầu khớp và phần xương dưới sụn mới bị bào mòn ở mức độ nhẹ.

    3.2. Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

    Đây được coi là giai đoạn biểu hiện nhẹ của bệnh thoái hóa khớp. Lúc này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối như: đau sau khi bộ dài hoặc cứng khớp nhiều hơn khi cử động, hay cảm giác đau khi quỳ. Nếu đi chụp X-quang ở giai đoạn này thì sẽ thấy không gian giữa các xương bắt đầu có dấu hiệu bị thu hẹp, các xương có xuất hiện gai nhỏ nhưng vẫn chưa bị tổn thương nhiều. 

    3.3. Giai đoạn 3: Biểu hiện rõ nét

    Giai đoạn 3 là giai đoạn biểu hiện rõ nét của thoái hóa khớp gối, sụn khớp có những nét nứt vỡ, xương dưới sụn bị hư tổn 

    Bước sang giai đoạn này, sụn bắt đầu bị tổn thương rõ nét, bị bào mòn nhiều, xuất hiện nhiều khe hẹp và nét nứt vỡ. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn này có khả năng sẽ bị đau thường xuyên hơn, có thể bị cứng khớp và sưng khớp sau thời gian dài di chuyển. Các mô khớp bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng và gọi là viêm bao hoạt dịch.

    3.4. Giai đoạn 4: Biểu hiện nghiêm trọng

    Đây là giai đoạn biểu hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh, lúc này người bệnh bị đau, tấy và khó chịu khi đi bộ hoặc di chuyển. Trong giai đoạn này, các khe khớp bị hẹp rõ rệt, lớp sụn khớp bị bào mòn gần như hư hỏng toàn bộ, khớp trở nên cứng nhắc gần như bất động và chất lỏng hoạt dịch khớp bị giảm đáng kể khiến cho người bệnh khó vận động và cảm thấy đau nhức.

    4. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

    4.1. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

    Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh 

    Dựa vào từng giai đoạn biểu hiện của bệnh cũng như các nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp để đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Tuy bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển tới giai đoạn nặng và gây nên nguy hiểm cho người bệnh. 

    Bệnh không chỉ gây nên cảm giác đau nhức, hay khó vận động cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của họ cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác.

     4.2. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối 

    Một số biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối có thể xảy ra như: 

    - Đi lại khó khăn và khả năng vận động suy giảm.

    - Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong vẹo vào trong hoặc ra ngoài.

    - Cứng khớp, teo cơ.

    - Tàn phế, bại liệt.

    - Nguy cơ bị gout.

    - Sụn khớp bị vôi hóa.

    - Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu hay tăng cân béo phì.

    - Ngoài ra còn có một số biến chứng nguy hiểm khác như: hoại tử xương, gãy xương, nhiễm trùng, tổn thương gân và dây chằng quanh khớp gối.

    5. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

    Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn những thực phẩm giàu omega 3, rau xanh,... giúp tăng cường dinh dưỡng cho khớp 

    Những người bị thoái hóa khớp gối nên xây dựng và duy trì cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học giúp tăng cường dinh dưỡng cho xương khớp và giúp cải thiện được tình trạng đau khớp do thoái hóa. Những loại thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp làm giảm bớt được tình trạng đau nhức:

    - Thực phẩm giàu Omega 3: Nhóm thực phẩm này giúp mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giúp hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn khớp giúp kháng viêm, giảm sưng đau khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như mỡ cá hồi, cá thu, cá trích,... hoặc các loại hạt như hạt chia, đậu nành, quả óc chó, hạnh nhân, mắc ca,...

    - Rau xanh: Chứa hàm lượng vitamin và lượng chất xơ lớn giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể và giúp ngăn ngừa loãng xương. Những loại rau xanh có chứa hàm lượng cao như các loại rau có màu xanh đậm, cải xoăn, cần tây, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, nấm hương,...

    - Trái cây: Đu đủ, dứa hay cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và độ dẻo dai cho khớp.

    - Nước hầm từ các xương ống hay sụn sườn bò: Có chứa nhiều chonroitin và glucosamin, thành phần tự nhiên cấu tạo nên sụn và giúp cung cấp cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.

    6. Nên kiêng gì để hạn chế các cơn đau do thoái hóa khớp gối?

    Người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn các nhóm thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều muối,...

    Ngoài các thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày thì người bị thoái hóa khớp gối nên tránh các thực phẩm sau để giúp hạn chế các cơn đau như:

    - Thực phẩm nhiều muối: Giúp gia tăng lượng natri trong máu cao, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào và gây mất canxi từ xương dẫn tới yếu xương và gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.

    - Nhóm thực phẩm giàu Omega 6: Có chứa nhiều trong trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè,... gây ra những cơn đau nhức, viêm sưng cho khớp.

    - Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ: Làm tăng nguy cơ bị stress oxy hóa, tăng mức độ viêm và gây đau.

    7. Chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp cho người bị thoái hóa khớp

    Ngoài việc tránh những thực phẩm không tốt cho xương khớp và bổ sung những loại thực phẩm tốt giúp làm giảm những cơn đau và ngăn ngừa thoái hóa, thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học là rất cần thiết. Dưới đây là một số chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp cho người thoái khớp nên biết:

    Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và kết hợp với các bài tập giúp bổ trợ cho khớp và giảm những cơn đau khớp gối do thoái hóa 

    - Xây dựng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh: Việc ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh, vóc dáng cân đối mà còn giúp cho sức khỏe xương khớp thêm vững mạnh và giúp tránh được những cơn đau khớp gối do thoái hóa.

    - Tập các bài tập giúp bổ trợ cho khớp: Các bài tập giúp bổ trợ khớp sẽ giúp khớp vận động linh hoạt, tăng khả năng vận động cũng như độ dẻo dai cho xương.

    - Giữ cân nặng ở mức phù hợp: Giúp cho vóc dáng thon gọn, thân hình cân đối và giảm được trọng lượng cơ thể lên gối từ đó giúp giảm đau khớp gối.

    - Sử dụng viên khớp Bách Niên An - Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp 

    Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục hay giữ cân nặng ở mức ổn định,... thì bạn nên tham khảo bổ sung cho xương khớp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Niên An cho khớp thêm khỏe mạnh.

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:
    Tpbvsk viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 3 lọ 90 viên - 18%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 2 lọ 90 viên - 16%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Combo 2 lọ 60 viên - 17%
    TPBVSK Viên khớp BÁCH NIÊN AN - Lọ 90 viên - 15%

    Viên khớp Bách Niên An tại VCP Pharma - Hỗ trợ giảm triệu chứng và hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp

    Với thành phần gồm các dược liệu như Hy thiêm, Cẩu tích, Uy linh tiên, Đỗ trọng,...  kết hợp Glucosamine có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp; hỗ trợ làm trơn ổ khớp; hỗ trợ khớp vận động linh hoạt và hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

    Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về thoái hóa khớp gối cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về thoái hóa khớp gối, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Xem thêm:

    10 triệu chứng thoái hóa khớp gối, chẩn đoán và cách giảm triệu chứng

    Đau khớp gối do đâu? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên biết

    Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị




     

    Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách giảm đau hiệu quả

    Đau khớp không chỉ gây đau ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới những người thân xung...

    Bệnh thoái hóa khớp háng do nguyên nhân gì? Top những cách điều trị hiệu quả

    Thoái hóa khớp háng là bệnh lý về xương khớp gây khó khăn và nhiều trở ngại cho người bệnh trong việc đi lại, sinh...

    Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị hiệu quả

    Viêm khớp thuộc bệnh lý xương khớp khiến cho các khớp bị sưng đau, khó vận động và có thể dẫn tới nguy cơ biến dạng...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo