10 triệu chứng thoái hóa khớp gối, chẩn đoán và cách giảm triệu chứng
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối tùy thuộc vào từng mỗi giai đoạn mà có những biểu hiện mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bài viết sau sẽ chia sẻ rõ hơn triệu chứng, cách chẩn đoán cũng như cách điều trị hiệu quả cho các bạn ngay nhé!
1. Tình trạng thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng biến đổi bề mặt sụn, xương dưới sụn dẫn tới hình thành các gai xương và cuối cùng có thể dẫn tới biến dạng khớp. Đi kèm với hiện tượng này là tình trạng tổn thương các cấu trúc khác bên trong khớp như dây chằng, màng hoạt dịch khớp, sụn chêm gây nên tình trạng đau nhức, khó vận động.
Hình ảnh khớp gối bình thường và khớp gối bị thoái hóa
Bình thường, khớp gối có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và vận động di chuyển nhiều nhất. Khi khớp gối bị tổn thương nhiều, dịch khớp ngày càng tiết ra ít, sự ma sát giữa các đầu xương sẽ tăng lên, sự hao mòn mặt sụn khớp gối càng lớn và dẫn tới thoái hóa khớp.
2. Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường do các nguyên nhân sau đây:
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm theo, khả năng sinh sản và tự tái tạo bị mất đi, từ đó dẫn tới càng dễ bị thoái hóa xương khớp.
- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở nên thì thường có nguy cơ bị mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn nam giới, do dây chằng trước ở khớp gối của nữ giới yếu hơn của nam giới và cùng với thói quen đi giày cao gót nên càng tạo cơ hội thoái hoá tiến triển nhanh.
- Chấn thương: Những tai nạn như chấn thương bánh chè, giãn hoặc đứt dây chằng,... khiến cho sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn tới nguy cơ thoái hóa từ từ nếu không được điều trị kịp thời.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn cho hai khớp gối khiến sụn khớp bị hao mòn nhanh và hỏng dần theo thời gian.
- Di truyền: Trong gia đình có người bị mắc bệnh về xương khớp thì khả năng rất cao bạn cũng bị cao hơn người bình thường.
- Các bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp gối, đau khớp gối,...
Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân khác như: Lười vận động, chế độ ăn uống hay sinh hoạt không lành mạnh, bê vác các vật nặng,....
3. 10 triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Tùy vào từng nguyên nhân cũng như mức độ tiến triển của bệnh mà thoái hóa khớp gối có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là 10 triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối:
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối biểu hiện theo mức độ tiến triển của bệnh
3.1. Đau nhức vùng khớp gối
Một trong những biểu hiện đầu tiên, ở mức độ nhẹ của bệnh thường thấy rõ nhất đó chính là đau nhức vùng khớp gối. Các cơn đau nhức kéo đến bất ngờ nhưng chỉ giảm và thậm chí là hết đi sau khi bạn nghỉ ngơi. Khi vận động hay thay đổi tư thế sẽ hay xuất hiện các cơn đau nhiều hơn, tăng lên và khi nghỉ ngơi hoặc về đêm thì giảm.
3.2. Cứng khớp gối
Các biểu hiện cứng khớp thường sẽ gặp vào sáng sớm sau khi thức dậy, cảm giác căng cứng và khó chịu sẽ kéo dài khoảng 15 - 30 phút, sau đó giảm và biến mất khi vận động các khớp.
3.3. Khớp có cảm giác mềm khi chạm vào
Khi chạm vào các vị trí khớp hay các vùng quanh gần khớp bạn sẽ cảm thấy mềm. Tình trạng này xảy ra là có thể do khi khớp bị thoái hóa dẫn tới tình trạng tràn dịch màng khớp gây sưng vùng khớp gối.
3.4. Khi cử động phát ra các âm thanh ở khớp
Khi cử động, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục cục phát ra từ đầu gối. Hiện tượng này là do tình trạng thoái hóa khớp gối nguyên phát hoặc sau khi viêm, lớp sụn ở đầu xương bị mòn khiến cho bề mặt của hai đầu xương cọ xát trực tiếp vào với nhau.
3.5. Khớp gối bị hạn chế vận động
Thoái hóa khớp gối khiến cho người bệnh đau, cứng khớp và hạn chế vận động
Các vận động của khớp gối bị hạn chế và trở nên khó khăn hơn gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.
3.6. Khớp đỏ và nóng ran
Càng về sau khớp gối sẽ càng bị đỏ và nóng ran do tình trạng viêm hoặc do tràn dịch khớp gây ra.
3.7. Hiện tượng xương thừa quanh khớp
Hiện tượng xương thừa quanh khớp hay chính là các gai xương mọc lên là hậu quả của quá trình viêm thoái hóa. Quá trình viêm thoái hóa làm hao mòn lớp sụn khớp bao bọc các đầu xương của khớp gối, khiến đầu xương sẽ phải chịu áp lực và sự ma sát lớn hơn trong quá trình vận động. Để giảm áp lực cho đầu xương cơ thể tự kích động cơ chế bù xương bằng cách tạo ra các xương mới đó chính là các gai xương.
Sự xuất hiện của các gai xương này với mục đích là bảo vệ nhưng lại làm thay đổi hình dạng khớp gối. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, nhất là trong trường hợp các gai xương chèn lên dây thần kinh.
3.8. Khớp bị sưng tấy khó đi lại
Thoái hóa khớp là tình trạng viêm khớp mà khi đó sụn khớp cùng các mô xung quanh bị tổn thương gây nên viêm và sưng. Khi tình trạng sưng này cùng với tràn dịch khớp sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, khiến người bệnh đi lại khập khiễng và có thể không đi lại được.
3.9. Khớp gối bị viêm đau nặng và không đi lại được
Khi tình trạng thoái hóa ở giai đoạn tiến triển, màng hoạt dịch khớp bị viêm nặng, lớp sụn bị bào mòn hư hỏng toàn bộ gây nên tình trạng viêm và sưng nặng hơn. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức và không thể vận động đi lại, duỗi chân hay co chân lại.
3.10. Ổ khớp bị biến dạng, bị teo cơ
Khi chuyển đến giai đoạn nặng cuối cùng của bệnh, lúc này sụn khớp cũng như phần khớp xương đã bị hư hỏng gần như toàn bộ và có thể dẫn tới nguy cơ bị biến dạng, bại liệt. Đối với trường hợp ít vận động thì người bệnh có thể bị teo cơ quanh khớp.
4. Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Thoái hóa xương khớp nếu như được phát hiện kịp thời thì có thể ngăn ngừa được sự tiến triển cũng như các biến chứng xấu của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối:
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối có những phương pháp như chụp X - quang, siêu âm khớp,...
4.1. Chẩn đoán hình ảnh, cộng hưởng từ
Chẩn đoán hình ảnh X - quang cho thấy rõ về cấu trúc, hình dạng khớp và mức độ tổn thương xương, sụn cũng như sự có mặt của các gai xương nếu có.
Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ được chỉ định khi chụp X - quang không cho thấy rõ được hình ảnh tổn thương cũng như mức độ tổn thương ở khớp gối. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ sẽ cho thấy rõ được hình ảnh chi tiết của các mô mềm như sụn, gân, dây chằng và màng hoạt dịch.
4.2. Nội soi khớp gối
Nội soi khớp gối sẽ giúp cho các bác sĩ nhìn rõ được những hư hại do thoái hóa sụn khớp qua những hình ảnh của dây chằng, bao màng hoạt dịch, bề mặt sụn khớp,... trên màn hình tivi. Qua đó mà có thể chẩn đoán được chính xác mức độ cũng như giai đoạn của bệnh để có những phương pháp điều trị phù hợp.
4.3. Siêu âm khớp gối
Siêu âm khớp gối cho những hình ảnh về tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải như: tràn dịch màng khớp, những mảnh vụn của thoái hóa khớp, màng hoạt dịch khớp đang ở mức độ tổn thương nào,...
5. Một số cách giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Tùy vào mỗi tình trạng của bệnh, giai đoạn và biểu hiện của bệnh mà các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến khác nhau. Dưới đây là một số cách giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối bạn không nên bỏ qua:
Chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập khoa học giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp
- Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với chế độ luyện tập đều đặn không chỉ giúp cho xương khớp thêm khỏe mạnh, dẻo dai, vận động linh hoạt mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho bạn. Bên cạnh đó, việc áp dụng như vậy sẽ giúp bạn có một vóc dáng mơ ước, một thân hình mảnh mai và một sức khỏe tuyệt vời.
- Áp dụng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn giãn gân cơ, giảm đau ở các khớp và rất hiệu quả đối với những tình trạng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ và trung bình.
- Bổ sung viên khớp Bách Niên An - Hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp.
Viên khớp Bách Niên An tại VCP Pharma - Hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp
Bạn nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Niên An giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau khớp, khó cử động khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp
Thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên như: Uy linh tiên, Dây đau xương, Cốt toái bổ, Thổ phục linh, Đương quy,.... cùng với hoạt chất Glucosamine, viên khớp Bách Niên An có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp thoái hóa khớp; hỗ trợ làm trơn ổ khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt; hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là bài viết về triệu chứng của thoái hóa khớp gối, chẩn đoán và cách giúp giảm đau hiệu quả cho bạn tham khảo. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về thoái hóa khớp gối, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Bệnh viêm khớp gối: 10 phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng hiệu quả
- Đau khớp gối do đâu? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên biết
- Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh