banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Thứ Tư, 10/01/2024
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương hoặc lở loét ở phần niêm mạc đại tràng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, cách chẩn đoán và cách điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả nhất.

    1. Viêm đại tràng là gì?

    Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa trên niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Có thể xuất hiện từ những biểu hiện nhẹ như niêm mạc yếu và dễ chảy máu đến những trường hợp nặng hơn với các vết loét, sung huyết, xuất huyết, và thậm chí có thể hình thành các ổ áp-xe nhỏ.

    Viêm đại tràng là gì?

    Viêm đại tràng là một bệnh lý ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng, là phần ruột non cuối của hệ tiêu hóa. Khi xảy ra viêm nhiễm, niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Mức độ và triệu chứng của viêm đại tràng có thể khác nhau tùy thuộc vào cấp độ và diễn biến của bệnh.

    2. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

    Bệnh viêm đại tràng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm đại tràng:

    • Nhiễm trùng: Vi khuẩn và virus là những nguyên nhân chính gây bệnh viêm đại tràng. Chúng có thể tồn tại trong thức ăn và nước uống gây nhiễm trùng và nhiễm độc trong đại tràng.

    • Nhiễm vi khuẩn đặc hiệu: Một số vi khuẩn đặc hiệu như trực khuẩn lao và lỵ cũng có thể gây bệnh viêm đại tràng.

    • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm là một nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm đại tràng. Thường xảy ra ở những người có cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc người dùng thuốc kháng sinh và corticoid kéo dài.

    • Nhiễm độc: Ngoài các nhiễm trùng, nhiễm độc chất trong thức ăn và nước uống cũng có thể góp phần gây ra bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, nhiễm phóng xạ cũng là một nguyên nhân khác gây bệnh này.

    • Bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn như bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng xuất huyết cũng có thể gây ra viêm đại tràng.

    • Tác dụng phụ của kháng sinh: Viêm loét đại tràng giả mạc có thể được gây ra do tác dụng phụ của một số loại kháng sinh.

    Viêm đại tràng là một bệnh lý phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân cụ thể và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

    3. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng

    Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng:

    • Tiếp xúc với thực phẩm mất vệ sinh: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chín hoặc do nguồn nước uống bị ô nhiễm có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại vi khuẩn như E. coli, virus Rota, lỵ amip, sán... có thể xâm nhập vào cơ thể và gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

    • Căng thẳng và stress: Người thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực công việc, lo lắng kéo dài, và có chế độ ăn uống không ổn định sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm đại tràng cao hơn.

    • Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao: Người mắc bệnh Crohn hoặc bệnh lao có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm đại tràng so với những người khác.

    Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao

    • Táo bón kéo dài: Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra các triệu chứng như đi ngoài ra máu và bụng đau âm ỉ, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

    • Bệnh lý về đường ruột: Những bệnh lý như thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.

    • Lạm dụng thuốc tây: Lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các loại vi khuẩn có hại, gây tổn thương đại tràng.

    • Người tiếp xúc với nhiễm độc: Những người làm việc và sinh sống trong môi trường bị nhiễm độc cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm đại tràng cấp.

    4. Bệnh viêm đại tràng lây nhiễm qua đâu?

    Bệnh viêm đại tràng có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Thông thường, viêm đại tràng xuất phát từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, do người bệnh tiếp xúc với thức ăn hoặc nước uống chứa vi sinh vật gây bệnh.

    5. Triệu chứng viêm đại tràng

    5.1.Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

    • Đau bụng kéo dài: Người bệnh thường trải qua cảm giác đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Đau thường giảm sau khi đi đại tiện.

    • Phân bất thường: Triệu chứng chủ yếu của viêm đại tràng mãn tính là phân bất thường. Thường xuyên có phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp gặp táo bón, phân có chứa máu hoặc chất nhầy.

    • Mệt mỏi và suy nhược: Người bệnh có thể trải qua cảm giác mệt mỏi, suy nhược và sụt cân.

    5.2. Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

    • Đau quặn thắt bụng dưới: Người bệnh bị đau quặn thắt ở vùng bụng dưới, dọc theo khung đại tràng.

    • Cảm giác đầy hơi và chướng bụng: Triệu chứng thường đi kèm với cảm giác đầy hơi và chướng bụng.

    • Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng cấp tính là tiêu chảy. Phân có thể kèm theo máu và người bệnh có xuất hiện nhiều lần đi tiểu trong ngày.

    • Chán ăn và mệt mỏi: Người bệnh có thể gặp triệu chứng chán ăn và mệt mỏi. Sốt nhẹ cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp.

    6. Các biến chứng của viêm đại tràng

    Viêm đại tràng là một bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của viêm đại tràng:

    • Chẩn đoán muộn, tăng nguy cơ bệnh tái phát: Nếu viêm đại tràng không được chẩn đoán đúng và kịp thời, có thể dẫn đến việc bỏ sót giai đoạn điều trị quan trọng. Chẩn đoán muộn làm giảm khả năng điều trị dứt điểm và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.

    • Tăng nguy cơ ung thư đại tràng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm đại tràng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng từ 20-30% đối với những người mắc viêm đại tràng, đặc biệt khi bệnh kéo dài.

    • Biến chứng về teo nhỏ đại tràng: Viêm đại tràng không được điều trị triệt để có thể dẫn đến teo nhỏ đại tràng, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và không hiệu quả.

    7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đại tràng

    Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng để xác định viêm đại tràng:

    Tăng nguy cơ ung thư đại tràng

    • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá tình trạng thiếu máu có thể do viêm nhiễm hoặc chảy máu đại tràng gây ra. Bằng cách phân tích các chỉ số máu, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe và tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

    • Xét nghiệm mẫu phân: Phương pháp này được sử dụng để loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, siêu vi, hoặc kí sinh trùng gây ra. Phân tích mẫu phân cũng giúp phát hiện sự hiện diện của bạch cầu, một chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng.

    • Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp chẩn đoán quan trọng để kiểm tra tình trạng niêm mạc đại tràng và phát hiện các dấu hiệu viêm loét. Bằng cách sử dụng ống nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng viêm đại tràng.

    • Chụp X-quang và Chụp CT: Thường được sử dụng để kiểm tra vùng bụng và các cơ quan lân cận. Các phương pháp này có thể được sử dụng để tìm hiểu vị trí và phạm vi của viêm đại tràng, cũng như xác định có nếu tồn tại biến chứng viêm loét đại tràng hay không.

    8. Điều trị viêm đại tràng

    8.1. Điều trị nội khoa

    Dưới đây là một số phương pháp điều trị nội khoa phổ biến:

    • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm như sulfasalazine và mesalamine thường được sử dụng để giảm viêm và giảm triệu chứng của bệnh như tiêu chảy và đau bụng. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm vi khuẩn có hại trong ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.

    • Thuốc giảm đau: Các loại giảm đau như Phloroglucinol, Mebeverine, Trimebutine,... có thể được sử dụng để giảm đau và chống co thắt.

    • Thuốc tiêu chảy: Một số loại thuốc tiêu chảy phổ biến như: Actapulgite, Smecta, Loperamid,...

    • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, viêm đại tràng có thể được gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như metronidazole hoặc ciprofloxacin để loại bỏ vi khuẩn gây viêm.

    8.2. Điều trị ngoại khoa

    Đối với những trường hợp bệnh nhân không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc học bệnh trở nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng, đó là: Phẫu thuật mổ hở và phẫu thuật nội soi. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp. 

    9. Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

    9.1. Vận động thường xuyên

    Hiện nay, vì cuộc sống bận rộn, nhiều người không có thói quen tập thể dục đều đặn. Điều này dẫn đến hệ tiêu hoá hoạt động kém và tăng nguy cơ mắc các bệnh đau đại tràng. Bạn nên thực hiện việc tập thể dục thường xuyên từ 2-3 buổi mỗi tuần với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Vận động thường xuyên giúp cải thiện chức năng ruột, tăng cường tuần hoàn máu và giảm nguy cơ viêm đại tràng.

    9.2. Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

    Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là việc quan trọng để phát hiện các vấn đề sức khỏe có thể đang tồn tại trong cơ thể. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng và có phác đồ điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

    9.3. Ăn uống khoa học

    Thực tế đã được chứng minh thông qua việc nhiều người mắc viêm đại tràng là do thói quen ăn nhiều thức ăn giàu dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. Chất bảo quản và dầu mỡ trong các loại thực phẩm này làm cản trở quá trình tiêu hóa trong hệ thống ruột, dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài và viêm đại tràng. Để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng, bạn nên có một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và đủ dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm tốt cho đau dạ dày . Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản và ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tươi ngon, giàu vitamin và khoáng chất

    Tóm lại, Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương hoặc lở loét ở phần niêm mạc đại tràng và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bệnh viêm đại tràng có thể điều trị khỏi bằng cách kết hợp các loại thuốc đặc trị và xây dưng một lối sống khoa học để tăng cường hiệu quả. 

    Xem thêm:

    Viêm dạ dày: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

    Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa trị hiệu quả

    Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP


     

    Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

    Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương hoặc lở loét ở phần niêm mạc đại tràng. Trong bài viết này, chúng...

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Có mấy loại và khuyến cáo khi sử dụng

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với cuộc sống hiện đại ngày nay rất đa dạng và có vai trò nhất định không thể bàn...

    RỤNG TÓC TIỀN MÃN KINH - 5 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH TỪ CHUYÊN GIA

    Thời kỳ mãn kinh có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Bên cạnh bốc hỏa,...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo