banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Viêm dạ dày: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

Thứ Ba, 25/07/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Viêm dạ dày bệnh lý dạ dày có rất nhiều triệu chứng và cách nhận biết thông qua vị trí đau bụng hoặc các biểu hiện khác bên ngoài của cơ thể người bệnh. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày qua bài viết bên dưới nhé.

    1. Viêm dạ dày là gì?

    Viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày) là trạng thái bề mặt niêm mạc bên trong dạ dày bị tổn thương và bào mòn do vi khuẩn hoặc các tác nhân khác. Niêm mạc dạ dày có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dạ dày khỏi sự tác động của acid và vi khuẩn. Khi niêm mạc bị tổn thương, dạ dày dễ bị viêm loét và gây ra các triệu chứng khó chịu.

    Viêm dạ dày là gì?

     

    Viêm dạ dày có thể xuất hiện do tác động của vi khuẩn từ bên ngoài hoặc sự bài tiết acid bất thường trong cơ thể. Thói quen ăn uống không điều độ và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh kéo dài cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

    Viêm dạ dày gồm có 2 loại phổ biến dưới đây:

    1.1. Viêm dạ dày cấp tính

    Tình trạng dạ dày bị viêm cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thuốc, rượu,.... Triệu chứng chủ yếu là cơn đau thượng vị, chán ăn,... thường thì các triệu chứng này tự giảm sau một thời gian ngắn, khoảng 5 - 7 ngày.

    1.2. Viêm dạ dày mạn

    Viêm dạ dày mạn tính thường xảy ra do vi khuẩn HP dạ dày. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện thông qua việc nội soi dạ dày. Nếu không điều trị, viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến teo dạ dày, dị sản ruột, và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    2.Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày

    2.1. Ảnh hưởng của vi khuẩn HP

    Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được coi là một trong những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày. Vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, tạo môi trường bất lợi cho quá trình tiêu hóa và gây tổn thương cho niêm mạc. Khi không được điều trị kịp thời, vi khuẩn HP có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Việc phát hiện và điều trị vi khuẩn này là rất quan trọng để ngăn ngừa cũng như kiểm soát bệnh viêm dạ dày.

    Ảnh hưởng của vi khuẩn HP

    2.2. Tác dụng của thuốc

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể góp phần vào việc gây nên bệnh viêm dạ dày. Chẳng hạn, việc sử dụng quá liều hoặc kéo dài các loại thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, sự sử dụng thường xuyên và lạm dụng các loại thuốc chống axit dạ dày cũng có thể làm mất cân bằng nồng độ acid trong dạ dày, gây viêm niêm mạc.

    2.3. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

    Thói quen ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày hiện nay. Chế độ ăn uống nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến công nghiệp và ít rau xanh có thể làm tăng cường nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày. Ngoài ra, việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn và ăn quá no cũng gây áp lực lên niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm phát triển.

    2.4. Cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài

    Căng thẳng và stress kéo dài có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dẫn đến viêm dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng, hệ thống tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến lối sống và thói quen ăn uống, tạo điều kiện thuận lợi để gây ra bệnh viêm dạ dày.

    3. Triệu chứng viêm loét dạ dày

    Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn, cụ thể là đau vùng thượng vị. Thường thì cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào mức độ bệnh và sự tổn thương của niêm mạc dạ dày.

    Ngoài ra, còn có những dấu hiệu và triệu chứng khác thường xuất hiện trong bệnh viêm loét dạ dày. Các triệu chứng này bao gồm:

    • Đầy hơi, khó tiêu: Người bệnh có thể trải qua cảm giác đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Cảm giác này thường xuất hiện do sự ảnh hưởng của viêm loét dạ dày đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

    • Buồn nôn hoặc nôn: Một số người bệnh có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa do viêm loét dạ dày gây ra. Đây là dấu hiệu rõ ràng của sự viêm nhiễm trong dạ dày.

    • Dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì cơn đau: Triệu chứng này thường xuất hiện do đau đớn và khó chịu từ viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể cảm thấy no mặc dù không thực sự ăn nhiều hoặc không muốn ăn do sợ cơn đau tái phát.

    • Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit: Viêm loét dạ dày có thể gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.

    • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Sự đau đớn và khó chịu trong dạ dày khiến cho việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn

    • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược cho người bệnh. Sự tổn thương trong dạ dày khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống.

    • Đi cầu phân đen hoặc máu: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm loét dạ dày có thể gây ra hiện tượng đi cầu phân đen hoặc có máu. Đây là dấu hiệu cần lưu ý và cần tìm sự chăm sóc y tế kịp thời.

    • Sụt cân: Viêm loét dạ dày kéo dài có thể gây ra sụt cân và thiếu năng lượng. Việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất.

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    4. Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

    4.1. Hẹp môn vị

    Viêm loét dạ dày, tá tràng kéo dài có thể dẫn đến phù nề niêm mạc và tạo sẹo co kéo, gây ra hiện tượng hẹp môn vị. Khi môn vị bị hẹp, thức ăn khó đi qua và gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ trải qua triệu chứng đau bụng, nôn mửa dữ dội, dịch nôn có mùi hôi. Khi hẹp môn vị nặng, vùng thượng vị sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội. Ngoài ra, việc nôn mửa nhiều sẽ dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. 

    Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

    4.2. Xuất huyết tiêu hóa

    Xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng nghiêm trọng mà khoảng 15-20% bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể trải qua. Khi tình trạng viêm loét kéo dài, vết loét sẽ trở nên sâu hơn, gây tổn thương tới các tế bào và mạch máu, dẫn đến xuất huyết vào hệ tiêu hóa. Những triệu chứng như nôn máu, đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra toàn bụng, bụng cứng, và toát mồ hôi có thể xảy ra. 

    4.3. Thủng dạ dày

    Thủng dạ dày là tình trạng nguy hiểm vì khi đó vết loét sâu hơn xuyên qua tường dạ dày và gây ra lỗ thủng. Bệnh nhân gặp triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng cứng và có thể gặp tình trạng sốc. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn đến viêm phúc mạc và có thể gây tử vong. 

    4.4. Ung thư dạ dày

    Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày là ung thư dạ dày. Tỷ lệ ung thư hóa dạ dày trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dao động từ 5-10%, đặc biệt là ở những người mắc bệnh trong thời gian kéo dài hơn 10 năm. Tuy nhiên, do dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày, nhiều người bệnh thường không nhận biết và chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Các dạng viêm loét như viêm loét tiền môn vị, môn vị, viêm loét bờ cong nhỏ và viêm loét hang vị dạ dày có nguy cơ biến chứng ung thư dạ dày cao hơn.

    5. Cách chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

    Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi chi tiết để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Những câu hỏi này sẽ giúp xác định các triệu chứng và dấu hiệu mà bạn đang gặp phải. Các thông tin về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh.

    Để đưa ra chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra sơ bộ nhằm lấy thông tin chi tiết về tình trạng của dạ dày và niêm mạc dạ dày. Các kiểm tra này có thể bao gồm:

    • Tổng phân tích tế bào máu (CBC): Kiểm tra CBC sẽ giúp đánh giá sức khỏe tổng quát của bạn và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong máu.

    • Kiểm tra nồng độ Hp: Xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt có thể được sử dụng để xác định mức độ nhiễm vi khuẩn Hp.

    • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân sẽ giúp đánh giá tình trạng máu trong phân và phát hiện có xuất hiện dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa hay không.

    • Nội soi dạ dày: Quá trình nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng niêm mạc dạ dày. Điều này giúp xác định mức độ tổn thương và viêm loét có xuất hiện hay không.

    • Sinh khiết mô dạ dày: Một mẫu mô dạ dày có thể được lấy để xác định chính xác tình trạng và mức độ tổn thương trong niêm mạc dạ dày.

    • Chụp X-quang: Kỹ thuật chụp X-quang có thể được sử dụng để đánh giá cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa.

    Qua quá trình chẩn đoán kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ có thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.

    6. Cách chữa viêm loét dạ dày

    6.1. Sử dụng thuốc tây y

    Dưới đây là những loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị viêm loét dạ:

    •  Thuốc kháng acid: Có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng, giúp làm dịu các triệu chứng đau rát và nóng rát. 

    • Thuốc giảm tiết acid: Làm giảm sự tiết acid trong dạ dày, từ đó giảm áp lực và tác động của acid lên niêm mạch dạ dày. 

    • Thuốc ức chế bơm proton: Ngăn chặn hoạt động của bơm proton, giúp giảm bài tiết dịch HCL (acid) từ tế bào niêm mạch dạ dày.

    • Thuốc tạo màng bọc: Có tác dụng tạo một lớp vỏ bọc bảo vệ niêm mạch dạ dày, giúp bảo vệ và làm lành các vết loét. 

    • Thuốc diệt HP: Nếu viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm khuẩn Hp (vi khuẩn Helicobacter pylori), thuốc diệt HP sẽ được sử dụng để tiêu diệt khuẩn này. 

    6.2. Vị Khang Ninh - Hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh

    TPBVSK Vị Khang Ninh được bào chế từ các vị thuốc đông y, đặc biệt với bộ tứ thảo dược: Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Cam thảo giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có các biểu hiện: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát thượng vị; hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vị Khang Ninh tại VCP Pharma

    Vị Khang Ninh có dạng viên nang cứng, được đóng gói trong Hộp 3 vỉ x 10 viên và Hộp 1 lọ 60 viên. Sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma. Vị Khang Ninh phù hợp sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn bị viêm loét dạ dày, tá tràng có các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát thượng vị; người có nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.

    Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    7. Phương pháp phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng

    Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến và có thể được ngăn chặn một cách hiệu quả thông qua việc áp dụng một số khuyến cáo từ các chuyên gia y tế: 

    • Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) bằng cách tuân thủ vệ sinh tay thường xuyên. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với môi trường có thể chứa vi khuẩn. Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm chưa được nấu chín hoàn toàn, đảm bảo ăn những loại thực phẩm sạch và an toàn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ thức ăn.

    • Hạn chế sử dụng quá nhiều loại thuốc giảm đau mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Các thuốc này có thể gây tổn thương niêm mạch dạ dày tá tràng và góp phần vào việc phát triển vết loét. Hãy luôn nghe theo hướng dẫn của chuyên gia y tế để sử dụng đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc giảm đau.

    • Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá để giảm nguy cơ phát triển viêm loét và bảo vệ sức khỏe của dạ dày tá tràng.

    Viêm dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, với kiến thức về các dấu hiệu và cách phòng ngừa, chúng ta cũng có thể tự bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình một cách hiệu quả ngay tại nhà. Hãy chú ý đến việc ăn uống hàng ngày và có một lối sống lành mạnh để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh dạ dày, tá tràng. 

    Xem thêm:

    Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa trị hiệu quả

    Bệnh dạ dày: Những triệu chứng thường gặp ở người lớn và cách điều trị

    Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP

    Vị Khang Ninh được phân phối bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma

    TPBVSK Vị Khang Ninh hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do các bệnh về dạ dày, tá tràng được phân phối bởi Công ty...

    7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống

    Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh dạ dày....

    Tìm hiểu dấu hiệu đau dạ dày và các biện pháp khắc phục hiệu quả

    Các dấu hiệu đau dạ dày thường gặp như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu, đại tiện...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo