Nhận biết 7 triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Những triệu chứng trào ngược dạ dày thường dễ gặp phải như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau tức ngực,... Tìm hiểu ngay 7 triệu chứng trào ngược dạ dày và các biện pháp điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng tràn dịch vị dạ dày lên trên vùng thực quản, hầu họng gây ra các nhiều cảm giác khó chịu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dịch dạ dày bao gồm men tiêu hóa, thức ăn, acid HCl, Pepsin,...
Trào ngược dạ dày là gì
2. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, gồm có:
Béo phì hoặc tăng cân đột ngột có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
-
Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới (LES) là một cơ quan quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Khi bạn nuốt thức ăn, LES mở ra để cho phép thức ăn đi vào dạ dày. Sau đó, nó co bóp và đóng kín để ngăn các chất từ dạ dày không trào ngược lên thực quản.
-
Bệnh dạ dày: Một số bệnh lý tại dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa, gây tăng nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây ra áp lực lớn cho ổ bụng khiến axit làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
-
Béo phì hoặc tăng cân đột ngột: Tình trạng béo phì hoặc tăng cân đột ngột có thể tạo áp lực lên dạ dày, làm cho triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Căng thẳng, stress: Stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày có thể kích thích sản xuất hormone cortisol, làm tăng lượng axit và pepsin, dẫn đến trào ngược dạ dày-thực quản. Hormone cortisol còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, ảnh hưởng đến chức năng của nó.
-
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng cholinergic, thuốc không steroid chống viêm (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và kháng sinh có thể gây ra trào ngược dạ dày-thực quản nếu sử dụng không đúng cách.
-
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Thói quen ăn uống không lành mạnh như sử dụng đồ ăn chế biến, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn đêm, ăn chanh, cam khi đói, uống rượu và cafe có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
-
Phụ nữ mang thai: Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong thai kỳ có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Áp lực từ thai nhi cũng có thể gây trào ngược dạ dày.
3. Triệu chứng trào ngược dạ dày
3.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua là những triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày. Bạn có thể cảm nhận ngay sau khi ăn no hoặc sử dụng đồ uống có nồng độ axit cao. Người bệnh sẽ cảm thấy rõ những cơn ợ hơi, cảm giác nóng rát sau xương ức, có thể di chuyển lên cổ. Cảm giác ợ nóng và ợ chua có thể gây khó chịu và làm bạn mất tự tin trong giao tiếp..
3.2. Buồn nôn, nôn
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện sau bữa ăn và có thể kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Biểu hiệu rõ ràng nhất với cảm giác bị nghẹn thức ăn ở cổ, gây khó chịu và khiến cho người bệnh muốn nôn.
3.3. Đau tức ngực thượng vị
Đau tức vùng thượng vị là một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở vùng ngực và các vị trí xung quanh. Nguyên nhân do acid trong quá trình trào ngược lên dạ dày đã gây ra sự kích thích lên đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Do vậy, dẫn đến những cơn đau ở khu vực thượng vị.
Đau tức vùng thượng vị là một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
3.4. Khó nuốt
Thực quản của bạn đã chịu những tổn thương trong một thời gian dài khi phải tiếp xúc liên tục với acid dạ dày. Do vậy, sự tổn thương thực quản sẽ dẫn đến sưng tấy niêm mạc thực quản, thậm chí gây phù nề. Đó cũng là lý do khiến người bệnh có cảm giác bị nghẹn, vướng ở cổ, dẫn đến khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.
3.5. Khàn giọng và ho
Một số trường hợp có triệu chứng khàn giọng và ho do trào ngược dạ dày. Điều này có thể dẫn đến giọng nói của bạn trở nên khàn và thậm chí mất tiếng hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
3.6. Miệng tiết nhiều nước bọt
Bạn cũng cần cảnh giác khi nước bọt tiết ra một cách bất thường, vì đây là phản xạ của cơ thể khi acid trào ngược lên thực quản. Với mục đích nhằm trung hòa acid trong dạ dày, cơ thể sẽ để nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.
3.7. Đắng miệng và hôi miệng
Đây là những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật gây ra. Dịch mật lẫn acid trào lên thực quản do sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày dẫn đến van môn vị mở to bất thường. Từ đó, dịch mật bị trào ra và lẫn vào acid dạ dày.
4. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Hẹp thực quản là một trong những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày
- Viêm, loét thực quản: Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày là viêm và loét thực quản. Khi acid và dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, nó có thể gây tổn thương cho niêm mạc thực quản, dẫn đến tình trạng viêm và thậm chí loét. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như khó nuốt, đau ngực, đau sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, và mất cảm giác thèm ăn.
- Hẹp thực quản: Khi acid và dịch dạ dày trào lên thực quản, chúng có thể ăn mòn lớp niêm mạc và gây tổn thương. Hẹp thực quản là một biến chứng phổ biến của tình trạng này. Việc trào ngược kéo dài có thể làm hẹp thực quản bên trong, gây ra những tổn thương và mô sẹo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình nuốt ăn và gây ra khó khăn trong việc tiếp nhận thực phẩm..
- Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): Đây là tình trạng mà tế bào lót ở vùng thấp của thực quản bị biến đổi màu sắc do tác động liên tục của acid dạ dày. Mặc dù chỉ xảy ra ở 8-15% số bệnh nhân, nhưng nó mang trong mình nguy cơ cao về ung thư thực quản.
- Ung thư biểu mô tuyến thực quản: Đây là một biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày. Thường gặp ở những người trên 50 tuổi, loại ung thư này có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không thể hiện triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh phát triển nặng hơn, các triệu chứng như đau sau xương ức, khàn tiếng, và sụt cân nhanh có thể xuất hiện.
5. Chẩn đoán trào ngược dạ dày
Ngoài việc hỏi thăm tình hình sức khỏe và thăm khám tổng thể, các chuyên gia y tế có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra sau để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản một cách chính xác:
5.1. Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là một phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Bằng cách sử dụng một ống mỏng được trang bị đèn và camera, bác sĩ sẽ đưa ống này từ miệng xuống cổ họng của bệnh nhân để kiểm tra tình trạng bên trong thực quản và dạ dày. Nếu không phát hiện bất thường về trào ngược, nội soi vẫn có thể phát hiện viêm thực quản hoặc các biến chứng khác do axit dạ dày gây ra. Thêm vào đó, bác sĩ có thể thực hiện việc lấy mẫu mô để sinh thiết nhằm xác định tình trạng bệnh Barrett thực quản hoặc các vấn đề khác.
5.2. Chụp X Quang thực quản
Chụp X-quang chuẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày
Chụp X-quang thực quản được thực hiện sau khi bệnh nhân uống một chất lỏng chứa chất phấn bao phủ và lấp đầy niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Lớp phấn giúp bác sĩ quan sát hình bóng của thực quản, dạ dày và ruột trong quá trình chụp X-quang.
5.3. Đo áp lực nhu động thực quản
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự hoạt động của cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác. Đo áp lực nhu động thực quản thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trị trào ngược, hoặc trong trường hợp những bệnh nhân trị trào ngược không phản ứng với liệu trình.
5.4. Đo pH, trở kháng thực quản 24H
Phương pháp đo pH và trở kháng thực quản trong 24 giờ được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Dựa trên số lượng cơn trào ngược axit lên hầu họng trong khoảng 24 giờ và pH hầu họng, phương pháp này giúp xác định mức độ trào ngược axit, cũng như xác định sự có mặt của acid yếu, dung dịch kiềm hoặc khí trong mũi, họng và khí quản.
6. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc
Sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc phù hợp, cộng với việc hướng dẫn bệnh nhân ăn uống lành mạnh để giảm triệu chứng và có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Để việc điều trị thực sự có hiệu quả, người bệnh phải nghiêm ngặt tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc. Không sử dụng các sản phẩm được quảng cáo không rõ nguồn gốc và chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược kết hợp, hãy trao đổi với bác sĩ. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống, một số phương pháp thư giãn như yoga, thiền cũng là lựa chọn phù hợp cho những đối tượng trào ngược dạ dày do stress, căng thẳng. Nếu tinh thần được thoải mái, việc điều trị bệnh lý trào ngược sẽ có kết quả nhanh hơn.
7. Điều trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng phương pháp dân gian
Dưới đây là một số mẹo trị trào ngược dạ dày bằng các loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày tại nhà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng các biện pháp dân gian điều trị trào ngược dạ dày
-
Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng gừng
Nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra trong gừng có chứa các chất có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày như methadone, tecpen,... Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng dùng quá nhiều gừng vì nó có thể dẫn đến tình trạng nóng trong người.
-
Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng mật ong
Trong mật ong có chứa một lượng chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và tái tạo vết thương. Việc sử dụng mật ong sẽ giúp độ pH sẽ được cân bằng và loại bỏ axit dư thừa trong dịch dạ dày.
-
Mẹo trị trào ngược dạ dày sử dụng củ nghệ
Nghệ là một loại gia vị gần gũi thân thuộc, nó có chứa hàm lượng cao curcumin, một chất kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời. Đồng thời mang đến tác dụng giảm viêm loét dạ dày - thực quản gây ra bởi axit. Ngoài ra, nghệ có khả năng trung hòa axit trong dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi sau tổn thương thực quản có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của trào ngược axit.
-
Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng Baking soda
Baking soda có đặc tính chống viêm và khử trùng giúp khử trùng cổ họng và ngăn ngừa tổn thương niêm mạc thực quản do vi khuẩn và trào ngược axit gây ra. Ngoài ra, chất này có khả năng trung hòa axit, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng lâu dài, vì nó sẽ gây tích nước và tạo ra tác dụng phụ.
8. Vị Khang Ninh - Hỗ trợ bảo dạ dày khỏe mạnh
TPBVSK Vị Khang Ninh bào chế dạng viên nang cứng, quy cách đóng gói gồm 2 loại: Hộp 3 vỉ x 10 viên, Hộp 1 lọ 60 viên. Sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma. Viên uống dạ dày Vị Khang Ninh phù hợp với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn bị viêm loét dạ dày, tá tràng có các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát thượng vị; người có nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.
TPBVSK Vị Khang Ninh tại VCP Pharma - Hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh
Sản phẩm được bào chế từ các vị thuốc đông y, đặc biệt là bộ tứ thảo dược: Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Cam thảo giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu chán ăn…
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng không nên chủ quan. Nếu bạn có bất kỳ những triệu chứng bất thường của bệnh, bạn nên đến gặp ngay các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị nhanh chóng.
Xem thêm:
- Bệnh dạ dày: Những triệu chứng thường gặp ở người lớn và cách điều trị
- Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản và những điều bạn cần biết