banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chủ Nhật, 30/07/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là tác nhân gây hại cho dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay tình trạng này xảy ra khá phổ biến, vì vậy bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị dứt điểm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh viêm loét trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa trị hiệu quả.

    1. Vi khuẩn HP là gì?

    Vi khuẩn HP (helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, dẫn đến việc nhiều người mắc bệnh mà không hay biết. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP xâm nhập vào đủ lâu có thể gây ra các vết loét trên niêm mạc dạ dày.

    Vi khuẩn HP là gì?

    Mặc dù không nguy hiểm, nhưng nhiễm khuẩn do vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp ít gặp, tình trạng nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí ung thư dạ dày.

    2. Viêm loét trào ngược dạ dày thực quản là gì?

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mà các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng. Các chất trào ngược có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, vào thanh quản hoặc chảy vào phổi.

    3. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét trào ngược dạ dày thực quản

    Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày - thực quản:

    • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

    Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh được xem là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày thực quản. Việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh có thể kích thích dạ dày và gây ra chứng trào ngược. Ngoài ra, việc ăn quá no hoặc ăn nhanh cũng là nguyên nhân khiến dạ dày gặp vấn đề và tăng nguy cơ mắc bệnh.

    • Lạm dụng thuốc Tây

    Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột. Sử dụng quá nhiều thuốc này có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày - thực quản và viêm dạ dày.

    • Căng thẳng và stress

    Khi gặp căng thẳng hoặc stress, cơ thể sản xuất quá nhiều acid trong dạ dày và đồng thời kích thích sự co bóp của dạ dày. Điều này dẫn đến việc dạ dày mở rộng và chất dịch vị bị trào ngược lên thực quản.

    • Biến chứng bệnh lý dạ dày

    Các bệnh lý dạ dày như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày hoặc viêm xung huyết dạ dày cũng có thể gây tổn thương dạ dày và gây ra trào ngược dạ dày - thực quản. Các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát vùng thượng vị có thể xuất hiện trong trường hợp này.

    4. Nhiễm vi khuẩn HP do đâu?

    Vi khuẩn HP chủ yếu lây qua các nguồn nhiễm như đường ăn uống, nước bọt, phân và dịch tiêu hóa. Việc lây nhiễm xảy ra khi chúng ta sử dụng thức ăn hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn HP.

    Trong những gia đình có thói quen ăn uống chung, vi khuẩn HP có thể lây lan qua các dụng cụ ăn uống, như muỗng, đũa, chén đĩa, hoặc qua việc sử dụng chung nước uống và chén đựng nước.

    Nhiễm vi khuẩn HP do đâu?

    Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây qua tiếp xúc với nước bọt của người bị nhiễm. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường axit của dạ dày và có thể được truyền qua nước bọt trong quá trình nói chuyện, hôn, hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân.

    5. Các phương pháp chẩn đoán viêm loét trào ngược dạ dày thực quản do vi khuẩn HP gây ra

    5.1. Xét nghiệm phân

    Xét nghiệm phân là một phương pháp chẩn đoán đơn giản và không xâm lấn để phát hiện có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm một mẫu phân để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn HP. Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao và phù hợp để sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày - thực quản.

    5.2. Kiểm tra hơi thở (Breath Test)

    Đối với phương pháp kiểm tra hơi thở, người bệnh được yêu cầu uống uống thuốc viên hoặc dung dịch urê, có gắn nguyên tử carbon đồng vị C13. Sau đó, mẫu hơi thở được thu thập và phân tích để xác định sự có mặt của vi khuẩn. Bác sĩ sẽ đo nồng độ carbon đã được đánh dấu bằng C13 trong hơi thở trước và sau khi uống thuốc, từ đó chẩn đoán sự có mặt và nồng độ HP trong cơ thể.

    5.3. Nội soi

    Đây là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ có thể xem xét trực tiếp niêm mạc dạ dày và thực quản. Trong quá trình nội soi, một ống dò dài có camera được đưa qua đường miệng xuống dạ dày để quan sát khu vực này. Bác sĩ có thể thu thập các mẫu niêm mạc để kiểm tra có vi khuẩn HP hay không. Nội soi cũng cho phép xem xét tổn thương và biến chứng do vi khuẩn HP gây ra.

    5.4. Các phương pháp chẩn đoán khác

    Ngoài các phương pháp đã đề cập, còn có một số phương pháp chẩn đoán khác để xác định vi khuẩn HP, bao gồm: Chụp X – quang dạ dày thực quản, chụp cắt lớp CT, xét nghiệm máu,…

    6. Biến chứng viêm loét trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

    Viêm loét, trào ngược dạ dày - thực quản có thể gây ra một số biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thậm chí đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải:

    6.1. Viêm, loét thực quản

    Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm loét, trào ngược dạ dày - thực quản. Ban đầu, khi tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra không thường xuyên, niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương nhiều và triệu chứng ợ hơi cũng ít. Tuy nhiên, khi dịch dạ dày trào lên ngày càng thường xuyên, axit dạ dày gây ăn mòn niêm mạc thực quản, gây ra viêm loét. Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như khó nuốt, đau ngực, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn và đau sau xương ức khi ăn uống. 

    6.2. Hẹp thực quản

    Hẹp thực quản là một biến chứng xảy ra do tần suất trào ngược cao, khiến cho niêm mạc thực quản tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày. Quá trình này gây ra các vết trợt và loét, gây khó nuốt, đau rát cổ ngay cả khi ăn thức ăn mềm. Sau đó, các vết loét sẽ phát triển thành mô sẹo. Khi mô sẹo tích tụ nhiều, thực quản sẽ hẹp lại, gây khó khăn trong việc nuốt, cảm giác vướng nghẹn ở cổ và đau tức ngực.

     

    Biến chứng viêm loét trào ngược dạ dày thực quản

    6.3. Vấn đề về hô hấp

    Khi dịch axit trào ngược lên đường hô hấp, nó có thể gây viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Điều này dẫn đến các triệu chứng như chảy nước mũi sau, ho, khò khè và khàn giọng.

    6.4. Barrett thực quản

    Barrett thực quản, hay còn được gọi là tiền ung thư thực quản, là một biến chứng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi axit trào ngược làm thay đổi các tế bào trong mô lót thực quản, làm cho chúng dày và đỏ lên, tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Người mắc Barrett thực quản có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng thường xuyên, khó nuốt khi ăn, đau ngực. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, biến chứng này không có dấu hiệu đặc trưng và chỉ có thể được phát hiện thông qua nội soi và sinh thiết.

    6.5. Ung thư thực quản

    Ung thư thực quản là một biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở những người trên 50 tuổi và có thể đe dọa tính mạng. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các vấn đề như chảy máu từ thực quản, đau ngực dai dẳng và nghiêm trọng, đau sau xương ức, khàn tiếng và sụt cân không rõ nguyên nhân, có thể cho thấy ung thư đang phát triển.

    7. Điều trị viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản

    7.1. Thuốc điều trị vi khuẩn HP viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản

    Hiện nay, phương pháp điều trị viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản thông qua việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đang được áp dụng phổ biến. Phương pháp này thường bắt đầu từ giai đoạn ban đầu của bệnh và được sử dụng với liều chuẩn hàng ngày trong khoảng 2 - 4 ngày đầu. Bệnh nhân thường có phản ứng tốt, triệu chứng giảm đi nhanh chóng và hầu hết ổn định lâu, lành sẹo loét. Dưới đây là một số thuốc ức chế bơm proton trong nhóm này:

    • Omeprazole (viên 20mg): Omeprazole có tác dụng ức chế mạnh việc tiết acid và có thể làm giảm acid dạ dày. Triệu chứng lâm sàng thường giảm đi ngay từ những ngày đầu khi sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy, táo bón, và đau đầu. Mức đồng phân gastrin máu sẽ trở về bình thường vài tuần sau khi ngừng sử dụng thuốc.

    • Lansoprazole: Lansoprazole là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai. Sau 8 tuần điều trị, tỷ lệ lành sẹo loét dạ dày đạt từ 89 - 92% và diệt vi khuẩn HP từ 21 - 43%. Tác dụng phụ ít gặp và chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, và tiêu chảy.

    • Pantoprazole: Pantoprazole có khả năng dung nạp tốt và giúp lành sẹo nhanh, ít gây tác dụng phụ.

    Trong trường hợp nhiễm Helicobacter pylori (HP), có thể sử dụng phác đồ điều trị 3 thuốc ngắn ngày để diệt HP, sau đó tiếp tục điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy thuộc vào sự đáp ứng của người bệnh.

    7.2. Vị Khang Ninh - Hỗ trợ bảo dạ dày khỏe mạnh

    TPBVSK Vị Khang Ninh bào chế dạng viên nang cứng, quy cách đóng gói gồm 2 loại: Hộp 3 vỉ x 10 viên, Hộp 1 lọ 60 viên. Sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma. Vị Khang Ninh phù hợp với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn bị viêm loét dạ dày, tá tràng có các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát thượng vị; người có nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:

    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vị Khang Ninh tại VCP Pharma - Hỗ trợ dạ dày khỏe mạnh

    Sản phẩm được bào chế từ các vị thuốc đông y, đặc biệt là bộ tứ thảo dược: Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Cam thảo giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu chán ăn,… 

    Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    7.3. Cách điều trị HP viêm loét trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

    Dưới đây là một số cách điều trị điều trị HP viêm loét trào ngược dạ dày thực quản tại nhà mà bạn có thể thử:

    • Ăn nhiều rau xanh: Bao gồm rau xanh như cải xoăn, rau bina, rau muống, rau cải chíp, và rau mùi có thể giúp cung cấp chất xơ và vitamin tự nhiên cho cơ thể. Rau xanh cũng có khả năng giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình lành sẹo loét.

    • Các sản phẩm sữa lên men: Các sản phẩm như sữa chua, sữa lên men và sữa chua uống chứa vi khuẩn có lợi có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Chúng có thể hỗ trợ giảm vi khuẩn HP, làm dịu triệu chứng viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.

    • Một số loại trái cây có chứa chất chống oxy cao: Các loại trái cây như quả mâm xôi, quả dứa, quả lựu và quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa cao. Chúng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương cũng như hỗ trợ quá trình lành sẹo.

    • Hạn chế các loại thực phẩm gây kích ứng: Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ chiên, đồ nướng, thức ăn cay, đồ uống có ga, cà phê và rượu. Những thực phẩm này có thể làm tăng triệu chứng viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.

    8. Những câu hỏi thường gặp về HP dạ dày

    8.1. Vi khuẩn HP có tái phát không?

    Có, vi khuẩn HP có thể tái phát sau điều trị. Tình trạng tái phát xảy ra dưới hai dạng:

    • Tái nhiễm: Xảy ra khi người bệnh đã được điều trị thành công và khỏi hoàn toàn, sau đó nhiễm phải vi khuẩn HP mới.

    • Tái phát: Sau khi sử dụng thuốc điều trị, số lượng vi khuẩn HP giảm xuống mức không thể phát hiện được. Tuy nhiên, sau một thời gian, vi khuẩn có thể nhân lên lại do một số nguyên nhân và có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm.

    Nguyên nhân tái phát viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể bao gồm không tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, có lối sống không lành mạnh, hoặc ăn uống, sinh hoạt phản khoa học.

    8.2. Vi khuẩn HP có tự hết không?

    Không, vi khuẩn HP không thể tự khỏi hoàn toàn mà không được điều trị. Các phương pháp chăm sóc tại nhà chỉ nhằm giảm đau và giảm các triệu chứng tạm thời. Người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và kết hợp với lối sống khoa học để tiêu diệt vi khuẩn một cách triệt để và ngăn ngừa tái phát.

    Khi có nghi ngờ bị nhiễm HP viêm loét trào ngược dạ dày thực quản, việc đi khám sớm là rất quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn về các biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cũng cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và tránh nguy cơ tái nhiễm HP hoặc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm liên quan đến dạ dày.

    Xem thêm:

    Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP

    Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa trị hiệu quả

    Viêm dạ dày: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

     

    Vị Khang Ninh được phân phối bởi Công ty Cổ phần VCP Pharma

    TPBVSK Vị Khang Ninh hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do các bệnh về dạ dày, tá tràng được phân phối bởi Công ty...

    7 loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống

    Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh dạ dày....

    Tìm hiểu dấu hiệu đau dạ dày và các biện pháp khắc phục hiệu quả

    Các dấu hiệu đau dạ dày thường gặp như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu, đại tiện...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo