Dấu hiệu của ung thư dạ dày và các phương pháp điều trị
Những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày là một bệnh lý dạ dày nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và nguy hiểm tới tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu của ung thư dạ dày và các phương pháp điều trị ngay bài viết dưới đây.
1. Ung thư dạ dày là gì?
Hình ảnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng khi các tế bào trong dạ dày phát triển một cách nhanh chóng, bất thường và mất kiểm soát dẫn tới hình thành khối u. Khi bệnh tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và thậm chí là tử vong.
Đây là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta và tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn so với nữ giới cùng với số lượng tử vong cao.
2. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ung thư
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày thường liên quan tới những tổn thương tiền ung thư, yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể như:
- Tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày (hình thành do viêm dạ dày mãn tính kéo dài và không được điều trị), tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột) hay tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản) và các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa và đến nặng.
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày, bởi HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính và gây nên các tổn thương tiền ung thư.
- Thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn các loại thức ăn có chứa Nitrat như thịt cá ướp, cà ướp, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói,... làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại, hoặc có tiền căn phẫu thuật các bệnh lý lành tính ở dạ dày.
- Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường.
- Di truyền, tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư dạ dày.
- Viêm loét dạ dày mạn tính kéo dài
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: Hút thuốc lá, rượu bia, nhóm máu, tình trạng kinh tế,...
3. Các giai đoạn của ung thư dạ dày
Các giai đoạn và mức độ tổn thương của ung thư dạ dày
Dựa vào tình trạng biểu hiện của bệnh cũng như mức độ tiến triển của bệnh mà ung thư dạ dày được chia thành các giai đoạn như sau:
3.1. Giai đoạn 0
Giai đoạn nhẹ nhất của bệnh ung thư dạ dày đó chính là giai đoạn 0 hay còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Với những biểu hiện ở mức độ nhẹ chưa rõ ràng, có loạn sản cấp độ cao hoặc có tế bào ung thư chỉ ở lớp tế bào trên cùng của niêm mạc mà không phát triển thành các lớp mô sâu hơn như lớp đêm.
Ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận xa của cơ thể.
3.2. Giai đoạn 1
Bước sang giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu xâm nhập và làm tổn thương tới các lớp bên dưới tiếp theo của dạ dày như lớp đệm, cơ niêm mạc, lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, biểu hiện hiện của ung thư dạ dày chưa thực rõ rệt và xâm lấn mạnh hay di căn ra nhiều cơ quan khác. Trong giai đoạn này tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận xa của cơ thể.
3.3. Giai đoạn 2
Khi chuyển tới giai đoạn 2 của bệnh, lúc này thì tế bào ung thư đã xâm lấn qua thành lớp niêm mạc của dạ dày. Lúc này, giai đoạn này còn được gọi là ung thư dưới cơ và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn như buồn nôn, đau bụng, chướng bụng,...
3.4. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra đến hạch bạch huyết, trường hợp xấu hơn, khối u đã di căn vào các cơ quan lân cận khác như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
3.5. Giai đoạn 4
Khi sang tới giai đoạn 4 là giai đoạn nặng của bệnh ung thư dạ dày, lúc này các tế bào ung thư loang rộng và di căn ở nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy mà cơ hội sống ở giai đoạn này dường như bằng không, nên người bệnh khó tránh khỏi nguy cơ tử vong.
4. Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày
Biểu hiện buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng của ung thư dạ dày
Tùy vào mức độ, giai đoạn cũng như sự tiến triển của bệnh mà ung thư dạ dày triệu chứng của bệnh khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư dạ dày:
- Có biểu hiện đau hoặc khó chịu ở bụng, chướng bụng
- Biểu hiện chán ăn và cảm giác no nhanh
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
- Biểu hiện ợ chua, đầy bụng sau khi ăn
- Biểu hiện bất thường khi đi ngoài
- Sụt cân nặng không rõ nguyên nhân
- Biểu hiện buồn nôn và nôn
- Xuất huyết tiêu hóa
- Nuốt nghẹn
5. Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày
Siêu âm nội soi là một cách giúp chẩn đoán ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu có những biểu hiện khá giống với bệnh viêm dạ dày, chính vì vậy mà người bệnh không nên chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng các phương pháp chẩn đoán. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường thường hay được sử dụng như:
- Chụp X - quang
- Nội soi dạ dày
- Siêu âm nội soi
- Chụp CT Scanner
- Siêu âm ổ bụng
- Nội soi ổ bụng
- Sinh thiết dạ dày
6. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ khối u qua nội soi dạ dày là phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Sau khi đã xác định được bệnh ung thư dạ dày, dựa vào tình trạng của bệnh cũng như giai đoạn của bệnh mà được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày hay được áp dụng:
- Phẫu thuật
- Cắt bỏ khối u qua nội soi dạ dày
- Xạ trị
- Hóa trị (điều trị hóa chất)
- Liệu pháp miễn dịch
- Điều trị giảm nhẹ
- Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về bệnh ung thư dạ dày cũng như dấu hiệu và các phương pháp điều trị kịp thời ngay từ khi còn ở giai đoạn nhẹ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về ung thư dạ dày, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và cách chữa trị hiệu quả
- Bệnh dạ dày: Những triệu chứng thường gặp ở người lớn và cách điều trị
- Viêm dạ dày: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả