banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Toàn bộ thông tin về kỳ kinh nguyệt chị em nên biết

Thứ Sáu, 08/09/2023
Hoàng Liên

    Chu kỳ kinh nguyệt là một sự thay đổi về mặt sinh lý hoàn toàn tự nhiên và rất cần thiết ở chị em phụ nữ. Tình trạng này lặp đi lặp lại hàng tháng với khoảng thời gian ngắn. Hãy cùng khám phá toàn bộ thông tin về kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Kinh nguyệt là gì?

    Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung ở nữ giới hàng tháng

    Kinh nguyệt (hay còn gọi là hành kinh) là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung (dạ con) ở nữ giới hàng tháng. Máu kinh được đẩy ra ngoài khỏi cơ thể một phần là máu, một phần là mô niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy  qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo.

    2. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

    Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi diễn ra hàng tháng mà cơ thể chị em phụ trải qua 

    Chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hàng tháng mà cơ thể chị em phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Nó được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Tùy vào mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau nhưng quá trình là giống nhau.
    Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa và hoạt động dựa trên sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể và các hormone này được kiểm soát bởi tuyến yên và vùng dưới đồi.

    3. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

    Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ tuổi dậy thì (12 - 17 tuổi) và đến hết tuổi mãn kinh (45 - 55 tuổi). Một chu kỳ sẽ trải qua 4 giai đoạn sau: 

    3.1. Giai đoạn hành kinh

    Giai đoạn hành kinh (hay còn gọi là giai đoạn kinh nguyệt) là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hay quá trình mang thai không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và đi ra khỏi cơ thể bằng đường âm đạo. Nồng độ hormone estrogen và progesterone bị giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

    Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 4 giai đoạn với thứ tự lần lượt 

    Trong giai đoạn này, cơ thể bạn sẽ có xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, dễ nóng giận,.... Đây là những biểu hiện báo hiệu giai đoạn đầu của chu kỳ hành kinh.

    3.2. Giai đoạn nang trứng

    Xảy ra song song cùng với giai đoạn hành kinh là giai đoạn nang trứng. Giai đoạn nang trứng bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi trứng rụng. 
    Tuyến yên sẽ giải phóng ra hormone kích thích nang trứng phát triển và buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang có một quả trứng trưởng thành, những quả còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể. 
    Các nang trứng trưởng thành sẽ làm thay đổi nồng độ hormone estrogen và làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo ra một một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

    3.3. Giai đoạn rụng trứng

    Ở giai đoạn này, trứng trưởng thành sẽ được giải phóng ra khỏi buồng trứng, di chuyển dần về phía ống dẫn trứng, chờ được thụ tinh và đi đến tử cung. Đối với chu kỳ 28 ngày thì trứng thường được rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ và nếu sau 24 giờ mà trứng không được thụ tinh sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

    3.4. Giai đoạn hoàng thể

    Sau khi nang trứng giải phóng trứng, cơ thể sẽ giải phóng hormone progesterone và một số estrogen giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
    Trong trường hợp thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên và đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
    Nếu trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thu vào cơ thể. Nồng độ estrogen và progesterone giảm và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu. 

    4. Độ tuổi nào bắt đầu xuất hiện kỳ kinh nguyệt?

    Bình thường, độ tuổi kinh nguyệt bắt đầu từ khoảng 12 - 14 tuổi

    Thông thường, độ tuổi kinh nguyệt bắt đầu từ khoảng 12 - 14 tuổi, có một số trường hợp dậy thì sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 16 tuổi. 
    Khi mới có kinh nguyệt, điều thường gặp là chị em sẽ thấy chu kỳ kinh kéo dài hơn hoặc lượng máu kinh ra nhiều hơn. Khi bước vào độ tuổi 20 thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều, ổn định hơn để sẵn sàng cho quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi bước đến độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ lại thay đổi và trở nên rối loạn.
    Ngoài ra, kinh nguyệt của phụ nữ cũng có sự thay đổi theo các sự kiện khác trong suốt cuộc đời bởi sự thay đổi và ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể, như khi sinh con hoặc đang cho con bú.

    5. Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?

    Bình thường độ dài trung bình của một kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày 

    Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu được xem là bình thường là câu hỏi không ít bạn từng đặt ra. Bình thường, độ dài trung bình của một kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp một chu kỳ nếu xảy ra đều đặn với khoảng cách giữa hai lần hành kinh từ 24 đến 38 ngày thì vẫn được xem là bình thường. 

    6. Các dấu hiệu có thể gặp trong kỳ kinh nguyệt

    Trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ có thể gặp phải một số triệu chứng và ngược lại có một số người lại không gặp. Cường độ cũng như biểu hiện các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, dưới đây là một vài dấu hiệu có thể thường gặp trong kỳ kinh nguyệt:

    • Thay đổi tâm trạng thất thường
    • Khó ngủ hoặc mất ngủ
    • Da nhờn, mọc mụn
    • Đau tức bụng vùng dưới
    • Bụng đầy hơi
    • Đau đầu
    • Ngực căng tức
    • Ham muốn tình dục bị thay đổi

    7. Khi nào được xem là rối loạn kinh nguyệt?

    Rối loạn kinh nguyệt khi có các biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều,...

    Kinh nguyệt được xem là rối loạn khi có những biểu hiện như dưới đây:

    • Khoảng cách giữa các kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc kéo dài trên 38 ngày.
    • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thay đổi từ 20 đến 40 ngày cho mỗi chu kỳ kinh.
    • Không có kinh nguyệt kéo dài trong vòng 3 tháng (90 ngày).
    • Máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường.
    • Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
    • Tình trạng chảy máu hoặc có đốm máu xuất hiện giữa các kỳ kinh.
    • Có kèm theo các triệu chứng nặng nề hơn như đau bụng dữ dội, buồn nôn hay nôn.
    • Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi phải thay thường xuyên cách 1 - 2 giờ.

    8. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đơn giản

    Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp chị em phụ nữ tính toán được thời điểm rụng trứng của mình mà còn giúp chị em lên kế hoạch, chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt hoặc kỳ nghỉ mà không phải lo lắng về sự xuất hiện của kinh nguyệt.
    Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em phụ nữ nên thực hiện theo các bước sau:

    • Bước 1: Dùng dấu “x” đánh vào ô ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt và đây được tính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.
    • Bước 2: Tiếp tục dùng dấu “x” đánh vào những ngày hành kinh tiếp theo và ngừng đánh dấu khi thấy kỳ rụng dâu đã hết.
    • Bước 3: Bắt đầu dùng dấu “x” để đánh dấu khi thấy kinh nguyệt quay trở lại và đây được tính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.

    Đếm số ngày giữa hai dấu “x” bắt đầu kỳ kinh để xác định được độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, đếm số lượng dấu “x” để xác định được thời gian hành kinh ở mỗi chu kỳ kéo dài bao lâu.
    Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể tham khảo các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên điện thoại, nhập ngày bắt đầu hành kinh của từng tháng, ứng dụng sẽ tự động cập nhập và tính toán dựa theo thông tin bạn cung cấp.

    9. Tân Phương Mãn Nguyệt - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:

    Tân Phương Mãn Nguyệt tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt 

    Chu kỳ kinh ổn định là điều mà rất nhiều chị em phụ nữ mơ ước, chính vì vậy mà chị em nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
    Bên cạnh đó, chị em nên bổ sung thêm cho mình thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Mãn Nguyệt giúp chị em điều hòa kinh nguyệt và giảm triệu chứng của kinh nguyệt không đều. Với thành phần từ các loại dược liệu quý như: Đương quy, Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược,... kết hợp với dạng bào chế mới cốm đông dược giúp dễ dàng sử dụng và tối ưu hiệu quả.

    Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Trên đây là bài viết chia sẻ toàn bộ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, hy vọng qua bài viết này giúp chị em có thêm được những cái nhìn sâu hơn về kỳ kinh nguyệt. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về kỳ kinh nguyệt quý độc giả vui lòng inbox ngay để được Dược sĩ giải đáp.

    Xem thêm:

    Tất tần tất về dấu hiệu đến tháng không thể bỏ qua

    Tất tần tật về chu kỳ kinh nguyệt mà bạn nên biết?

     

    Dấu hiệu tiền mãn kinh ở nữ giới và cách khắc phục các triệu chứng thường gặp

    Dấu hiệu tiền mãn kinh xuất hiện khi phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể lúc này sẽ không còn...

    Hướng dẫn cách làm điều hoà kinh nguyệt an toàn mà chị em nên biết

    Kinh nguyệt là một phần quan trọng của cuộc sống của phụ nữ, và đôi khi, việc kinh nguyệt đến muộn có thể gây khó...

    Kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo