Kinh nguyệt ra nhiều do nguyên nhân gì? Cách điều trị đơn giản ngay tại nhà
Kinh ra nhiều là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt và khiến cho nhiều chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. Vậy kinh nguyệt ra nhiều do nguyên nhân gì? Cách điều trị đơn giản ngay tại nhà chị em không nên bỏ qua.
1. Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều có phổ biến không?
Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến, không phải là hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. Mỗi kỳ kinh nguyệt đến, có đến khoảng một phần ba số chị em phụ nữ phải tìm cách khắc phục cũng như xử lý tình trạng này.
Hiện tượng kinh nguyệt khá phổ biến, không phải là hiếm gặp ở chị em phụ nữ
Trường hợp máu kinh ra nhiều và kéo dài liên tục hàng tháng là tình trạng không bình thường, có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vấn đề này gây không ít những khó khăn và bất tiện đối với chị em trong sinh hoạt, trong công việc.
2. Lượng kinh nguyệt như thế nào là nhiều?
Tùy vào mỗi người mà lượng máu kinh ra hàng tháng cũng như thời gian hành kinh sẽ khác nhau, có thể đối với người này tình trạng đó là bình thường nhưng đối với người khác nó lại là bất thường. Bình thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường sẽ mất khoảng trung bình 50 - 80ml và thời gian hành kinh kéo dài từ 5 - 7 ngày. Do đó, khi lượng máu kinh vượt quá 80ml máu trở nên trong mỗi kỳ kinh hoặc thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc có cả hai yếu tố trên cùng xảy ra thì được xem là chảy máu kinh nhiều.
3. Nguyên nhân dẫn tới kinh nguyệt ra nhiều
Kinh nguyệt ra nhiều có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Kinh nguyệt ra nhiều do các nguyên nhân như tử cung co bóp không đúng cách, vấn đề về tử cung hay buồng trứng,....
3.1. Nguyên nhân phổ biến là do tử cung co bóp không đúng cách
Hiện tượng tử cung co bóp không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt ra nhiều. Bình thường, các cơn co thắt của tử cung giúp làm bong lớp niêm mạc của tử cung và đảm bảo lượng máu không kéo dài quá lâu. Khi các cơ của tử cung bị ngăn cản không cho phép co bóp đúng cách nếu các khối u lành tính lớn như u xơ hoặc các khối polyp cản đường.
3.2. Nguyên nhân do tình trạng tử cung và buồng trứng
Một trong những nguyên nhân thứ hai gây nên tình trạng máu kinh ra nhiều đó chính là tình trạng tử cung và buồng trứng. Một số tình trạng trạng của tử cung như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung,.... Hay tình trạng của hội chứng buồng trứng đa nang gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của buồng trứng và khiến cho hiện tượng máu kinh ra nhiều.
3.3. Các yếu tố nguy cơ khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì tình trạng máu kinh ra nhiều có thể do một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Mang thai ngoài tử cung hay sảy thai.
- Viêm vùng chậu.
- Chu kỳ rụng trứng không đều.
- Rối loạn đông máu, ví dụ như bệnh Von Willebrand.
- Bệnh lý suy giáp: tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, gây mệt mỏi, tăng cân,...
- Bệnh lý tiểu đường.
3.4. Các phương pháp điều trị y tế
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị y tế cũng có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt ra nhiều như:
- Đặt dụng cụ tử cung để tránh thai có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn trong vòng từ 3 - 6 tháng sau khi đặt.
- Một số loại thuốc chống đông máu thường dùng để ngăn ngừa các cục máu đông.
- Thuốc dùng cho hóa trị liệu.
- Một số loại thảo dược bổ sung ảnh hưởng tới nội tiết tố của chị em như nhân sâm, bạch quả, đậu nành,...
4. Dấu hiệu của kinh nguyệt ra nhiều
Lượng máu ra nhiều và thời gian hành kinh dài: Dấu hiệu kinh nguyệt ra nhiều
Dưới đây là một số dấu hiệu đơn giản giúp chị em nhận ra tình trạng kinh nguyệt ra nhiều:
- Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Lượng máu kinh ra nhiều, ồ ạt kéo dài cả ngày hoặc nhiều giờ liên tiếp.
- Máu thấm ướt miếng băng, bạn phải thay băng vệ sinh liên tục (khoảng 2 - 3 tiếng đã phải thay băng).
- Để có thể kiểm soát được lượng kinh nguyệt bạn phải sử dụng nhiều miếng băng cùng lúc.
- Trong đêm cần phải thức dậy thay băng.
- Có nhiều cục máu đông lớn trong máu kinh, chiếm đến khoảng một phần tư thể tích.
5. Kinh nguyệt ra nhiều có gây nguy hiểm không?
Tùy vào lượng máu kinh ra nhiều ở mức độ nào để đánh giá được mức độ nguy hiểm
Kinh nguyệt ra nhiều liệu có gây nguy hiểm không? Tùy thuộc vào lượng máu kinh ra nhiều ở mức độ nào cũng như thời gian kéo dài hành kinh mà có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Khi gặp tình trạng này chị em nên đi thăm khám để xác định được nguyên nhân gây ra và từ đó xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh.
Tuy nhiên, tình trạng này trước hết cũng khiến cho chị em đối mặt với tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, choáng váng và xanh xao.
6. Khi nào kinh nguyệt ra nhiều cần đi khám?
Khi tình trạng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài liên tục trong mấy tháng liên tiếp cùng với một số biểu hiện khác như đau bụng dữ dội, tình trạng máu kinh ra nhiều ngày càng nặng thêm, chảy máu giữa giữa kỳ kinh,... thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm để xác định được nguyên nhân gây nên bệnh.
7. Xét nghiệm chẩn đoán kinh nguyệt ra nhiều
Một số phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán được tình trạng kinh nguyệt ra nhiều thường được sử dụng:
- Siêu âm vùng chậu: Dùng các hình ảnh siêu âm để đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong vùng chậu.
- Nội soi tử cung: Quan sát cấu trúc bên trong tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Tách lấy một phần nội mạc tử cung và nội soi dưới kính hiển vi.
- Siêu âm bơm nước lòng tử cung: Dùng một loại chất lỏng vô trùng thông qua cổ tử cung để bơm vào bên trong tử cung giúp ghi nhận hình ảnh bên trong lên màn hình máy tính.
- Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng từ tính cực mạnh của nam châm để tạo ra các hình ảnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
8. Các thuốc điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều
Điều trị kinh nguyệt ra nhiều bằng thuốc kê đơn hoặc nhóm thuốc kê đơn
Một trong các cách điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều thường được áp dụng đầu tiên đó chính là sử dụng thuốc. Dưới đây là một số nhóm thuốc dùng để điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều:
8.1. Thuốc không kê đơn
Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như ibuprofen, aspirin,... có thể làm giảm tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và giảm cả hiện tượng đau bụng kinh. Nhóm thuốc này thường không có tác dụng làm giảm mức độ ra máu như nhóm thuốc kê đơn được, nhưng bạn có thể kết hợp với một số loại thuốc khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng loại thuốc này với liều cao trong một thời gian dài vì có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn như kích ứng dạ dày đối với người cơ địa mẫn cảm, đầy hơi, chướng bụng, táo bón,....
8.2. Thuốc kê đơn
Bên cạnh đó, các nhóm thuốc kê đơn giúp điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hiệu quả như:
- Nhóm thuốc nội tiết: Dùng trong trường hợp kinh nguyệt ra nhiều do nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề liên quan tới buồng trứng như rụng trứng, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,... giúp hạn chế lượng máu kinh ra nhiều và giúp cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
- Thuốc chống tiêu sợi huyết: Axit Tranexamic (Lystera) có tác dụng làm giảm mức độ ra máu bằng cách ngăn cơ thể phá vỡ các cục máu đông.
-
Liệu pháp hormon: Thường được dùng để điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều bất thường ở những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề kinh nguyệt ra ồ ạt.
9. Sản phẩm hỗ trợ Tân Phương Mãn Nguyệt - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể tham khảo bổ sung cho mình thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Mãn Nguyệt giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Tân Phương Mãn Nguyệt tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Tốt nhất, chị em nên chọn thực phẩm chứa thành phần là các dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ. Tân Phương Mãn Nguyệt với dạng bào chế cốm đông dược giúp tối ưu được hàm lượng dược liệu, một gói tương đương gần với một thang thuốc bắc và từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hy vọng các thông tin trên bài viết đây giúp chị em hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cũng như nguyên và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về kinh nguyệt ra nhiều quý độc giả vui lòng inbox ngay để được Dược sĩ giải đáp.
xem thêm:
Kinh nguyệt màu đen là dấu hiệu của bệnh lý gì?