Tất tần tật những điều nữ giới cần biết khi bị rong kinh
Bị rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài với lượng máu mất đi nhiều ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu ngay mọi thông tin về bị rong kinh này nhé!
1. Bị rong kinh là gì?
Bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trong khoảng 28 - 32 ngày, thời gian hành kinh kéo dài khoảng 3 - 5 ngày và lượng máu mất đi khoảng 50 - 80ml. Trong giai đoạn hành kinh, máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông và có kèm theo các tế bào chết ở niêm mạc tử cung bị bong ra.
Bị rong kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt diễn ra đúng chu kỳ nhưng kéo dài hơn bình thường với lượng kinh nguyệt nhiều hơn
Bị rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt diễn ra đúng chu kỳ kinh nguyệt với tình trạng lượng máu trong thời gian hành kinh ra nhiều kéo dài trên 7 ngày với lượng máu mất đi nhiều vượt quá 80ml. Tuy nhiên, có những trường hợp chị em bị rong kinh thì kinh nguyệt sẽ không đều, máu kinh ra ít hoặc nhiều và thậm chí ra rất ít nhưng kéo dài dai dẳng nhiều ngày.
2. Nguyên nhân gây bị rong kinh
Bị rong kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên và dưới đây là một số nguyên nhân được xem là lý do chính dẫn tới tình trạng bị rong kinh:
- Do mất cân bằng nội tiết tố: Khi một trong hai hormone nội tiết tố Estrogen và Progesterone bị mất cân bằng thì nội mạc tử cung sẽ bị phát triển quá mức và bị bong nhiều khiến cho kinh nguyệt ra nhiều hơn, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng rong kinh.
Bị rong kinh thường do các nguyên nhân như: mất cân bằng nội tiết tố, bệnh lý về tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng,...
- Do rối loạn chức năng buồng trứng: Sự suy giảm chức năng buồng trứng, khiến trứng không rụng đúng vào chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất ra hormone Progesterone. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và gây nên tình trạng rong kinh.
- Do bệnh lý về tử cung: Một số bệnh lý về tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Do sử dụng thuốc: Các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết, thuốc tránh thai khẩn cấp,... cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu kinh kéo dài.
- Do các bệnh lý khác: Ngoài các nguyên nhân trên, do một số các bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận, bệnh bạc cầu hoặc rối loạn tiểu cầu,... cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh nguyệt.
3. Dấu hiệu của bị rong kinh
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp giúp bạn dễ dàng nhận biết tình trạng rong kinh:
Một số dấu hiệu của bị rong kinh thường gặp như: lượng máu kinh ra nhiều, thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường,....
- Trong thời kỳ hành kinh, lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài liên tục trên 7 ngày hoặc thậm chí có thể kéo dài lên tới 10 ngày.
- Lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml.
- Thường phải thay băng vệ sinh liên tục sau vài giờ.
- Phải sử dụng cùng lúc từ hai miếng băng trở nên.
- Các cơn đau bụng kinh do những cơn co bóp tại niêm mạc tử cung làm bong tróc các tế bào chết trong quá trình rụng trứng.
- Có những cục máu đông với kích thước lớn.
- Ngoài ra, còn kèm theo một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, kiệt sức, rụng tóc,...
4. Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Hiện tượng bị rong kinh không phải là hiếm gặp ở chị em, đây là một trong những tình trạng của rối loạn kinh nguyệt. Do vậy, rất nhiều chị em thắc mắc rằng liệu bị rong kinh như vậy có nguy hiểm không?
Bị rong kinh kéo dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm và nguy cơ vô sinh
Tùy thuộc vào thời gian và nguyên nhân gây nên bị rong kinh mà có thể xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu tình trạng bị rong kinh kéo dài khiến chị em mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thiếu máu, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, xanh xao, ốm yếu,...
Nếu rong kinh do nguyên nhân các bệnh lý về phụ khoa hay các vấn đề liên quan đến buồng trứng,... không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.
5. Bị rong kinh có những biến chứng gì?
Bị rong kinh kéo dài, nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời sẽ gây nên một số biến chứng như:
Bị rong kinh kéo dài và không được điều trị kịp thời gây nên một số biến chứng sau: đau bụng, thiếu máu, nhiễm trùng phụ khoa,....
- Thiếu máu cấp và mạn tính do thời gian dài mất máu khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần và trong trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn tới ngất xỉu.
- Nhiễm trùng là một trong những bệnh lý dễ gặp thấy nếu như trong thời gian bị rong kinh kéo dài, vùng kín của chị em không được vệ sinh sạch sẽ thì đây chính là thời cơ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Hội chứng sốc độc tố, là hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm và thường xảy ra ở những phụ nữ đang trong thời gian hành kinh có sử dụng băng vệ sinh trong khoảng thời gian dài.
6. Phương pháp chẩn đoán bị rong kinh
Ngoài các dấu hiệu nhận biết tình trạng bị rong kinh ở trên, dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán chính xác hơn:
Một số phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng rong kinh như: siêu âm, xét nghiệm, soi ổ bụng,...
- Siêu âm: Dùng sóng âm thanh để quan sats hình ảnh bên trong tử cung, buồng trứng và xương chậu để từ đó giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
- Xét nghiệm PAP: Dùng một lượng mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung để kiểm tra tình trạng ung thư, nhiễm trùng,..
- Soi ổ bụng: Rạch một đường nhỏ trên ổ bụng để quan sát
- Soi tử cung: Là kỹ thuật dùng ống soi có gắn camera ghi hình để quan sát tử cung
- Một số phương pháp khác: Sinh thiết nội mạc tử cung, chụp cản quan từ vòi trứng,...
7. Cách điều trị khi bị rong kinh
Bị rong kinh tùy vào nguyên nhân cũng như tình trạng biểu hiện mà có những phương pháp chẩn đoán cũng như các cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một vài cách giúp điều trị khi bị rong kinh hiệu quả:
Một số cách giúp điều trị rong kinh hiệu quả như: điều trị bằng thuốc, ngải cứu,....
- Điều trị bằng thuốc chữa rong kinh: Các loại thuốc thường được chỉ định để cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài có thể là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid giúp giảm mất máu, thuốc bổ sung hormone Progesterone giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể,..
- Điều trị bằng bài thuốc dân gian: Một số phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi bằng cách sử dụng các thực phẩm tốt cho kinh nguyệt giúp cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài như dùng gừng tươi, ngải cứu, ích mẫu, thục địa,....
Bị rong kinh là tình trạng không phải là hiếm gặp ở chị em, tuy nhiên nếu để tình trạng rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như nguy cơ vô sinh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về bị rong kinh, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Rối loạn kinh nguyệt: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
- Kinh nguyệt màu đen là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Trễ kinh 1 tháng là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả