Trễ kinh 1 tháng là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trễ kinh 1 tháng là hiện tượng không phải hiếm gặp ở chị em phụ nữ và gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của chị em. Hãy cùng làm rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả ngay nhé!
1. Trễ kinh 1 tháng là bệnh gì?
Trễ kinh hay còn gọi là bị chậm kinh, hiện tượng của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, là tình trạng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa thấy ra kinh nguyệt. Thông thường thì nếu tính kể từ ngày hành kinh mà quá 38 ngày vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt thì được gọi là trễ kinh.
Trễ kinh 1 tháng là tình trạng của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể là do mang thai hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý khác
Trễ kinh 1 tháng có thể là biểu hiện của mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều và thậm chí có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về tử cung, phụ khoa hay buồng trứng như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang,....
2. Nguyên nhân gây trễ kinh 1 tháng
Có rất nhiều nguyên nguyên nhân gây nên hiện tượng trễ kinh 1 tháng, chẳng hạn như:
2.1. Mang thai
Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt 1 tháng có thể là do mang thai
Một trong nguyên nhân nghi ngờ đầu tiên khi thấy trễ kinh 1 tháng đó chính là hiện tượng mang thai. Để xác định chính xác hơn xem mình có mang thai hay không, bạn nên thử que và quan sát thêm các biểu hiện có thai khác như: buồn nôn, mệt mỏi, chảy máu báo thai, nhức đầu,...
2.2. Căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, lo âu về tâm lý kéo dài là nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng trễ kinh 1 tháng. Khi chúng ta bị căng thẳng, lo âu thì cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol làm nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi và mất cân bằng, dẫn tới tình trạng trễ kinh nguyệt.
2.3. Dùng thuốc tránh thai nội tiết tố
Các thuốc tránh thai nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trễ kinh 1 tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc tránh thai nào cũng gây ra tình trạng này và nó không phải là hiện tượng quá nguy hiểm.
Dùng các thuốc tránh thai nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây trễ kinh 1 tháng
Một số loại thuốc và dụng cụ tránh thai có thể dẫn tới tình trạng trễ kinh nguyệt 1 tháng như:
- Thuốc tránh thai chỉ chứa mỗi progestogen (POP)
- Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
- Cấy que thử thai
- Tiêm tránh thai
2.4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Trễ kinh 1 tháng có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang. Bởi lẽ, khi bị hội chứng này sẽ khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể của chị em bị mất cân bằng và dẫn tới hiện tượng thiếu hụt trứng rụng và làm cho niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng.
2.5. Dấu hiệu mãn kinh
Khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì kinh nguyệt có thể ít xuất hiện thường xuyên hơn do nồng độ hormone estrogen và quá trình rụng trứng hàng tháng bắt đầu suy giảm.
Dấu hiệu của tiền mãn kinh cũng có thể gây nên trễ kinh 1 tháng
Chính vì vậy mà trễ kinh nguyệt 1 tháng cũng có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc mãn kinh sớm nếu nó thường xuyên xuất hiện trước 40 tuổi.
2.6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì trễ kinh 1 tháng có thể do một số nguyên nhân khác như: bệnh lý cường giáp, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phì đại cổ tử cung, tác dụng phụ của thuốc, nạo phá thai nhiều lần,...
3. Dấu hiệu của trễ kinh 1 tháng
Dấu hiệu của trễ kinh 1 tháng có thể rất nhiều, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà chị em phụ nữ thường gặp:
Trễ kinh 1 tháng thường có các dấu hiệu biểu hiện như: thay đổi cảm xúc, không có kinh nguyệt,...
- Không có kinh nguyệt: Đây chính là dấu hiệu rõ thấy nhất, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên đều đặn thì việc không có kinh trong vòng 1 tháng có thể là dấu hiệu của trễ kinh.
- Thay đổi cảm xúc: Các cảm xúc có thể bị thay đổi do mất cân bằng hormone trong cơ thể.
- Nghén hoặc buồn nôn: Đây chính là dấu hiệu của việc trễ kinh 1 tháng do mang thai.
- Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác: mệt mỏi, thiếu năng lượng, cân nặng thay đổi thất thường không lý giải được, đau ngực, đau lưng,....
4. Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám ?
4.1. Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không?
Trễ kinh 1 tháng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hay đáng lo ngại. Tùy vào nguyên nhân cũng như thời gian kéo dài của mỗi trường hợp mà nó có thể biểu hiện cho các bệnh lý khác nhau.
Trễ kinh nguyệt tùy vào từng nguyên nhân cũng như thời gian kéo dài bao lâu để biết được tình trạng cũng như đến bác sĩ thăm khám
Tuy nhiên, trễ kinh 1 tháng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm hoặc nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.
4.2. Khi nào nên đi khám?
Bị trễ kinh 1 tháng khi nào nên đi khám là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều chị em. Dưới đây là một số trường hợp trễ kinh 1 tháng chị em nên đi thăm khám:
- Trễ kinh do có khả năng thai: Nếu bạn đã quan hệ tình dục và có dấu hiệu của khả năng mang thai thì đó cũng có thể là dấu hiệu của mang thai. Do vậy, chị em nên đi kiểm tra bằng que thử hoặc để chính xác hơn thì nên đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra.
- Trễ kinh 1 tháng kéo dài: Trong trường hợp trễ kinh kéo dài thì bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Trễ kinh 1 tháng và kèm các biểu hiện khác về sức khỏe khác đi kèm như: Đau bụng mạnh, chảy máu bất thường, hoặc kèm theo các vấn đề sức khỏe thì nên đi khám ngay lập tức.
5. Trễ kinh 1 tháng nên ăn gì và kiêng gì?
Trễ kinh 1 tháng nên ăn gì và kiêng gì để giúp cân bằng lại nội tiết trong cơ thể và giúp điều trị hiệu quả trễ kinh 1 tháng là câu hỏi của rất nhiều chị em. Dưới đây là một loại thực phẩm chị em nên ăn và kiêng ăn giúp cải thiện tình trạng trễ kinh 1 tháng.
5.1. Những thực phẩm nên ăn khi bị trễ kinh 1 tháng
Trễ kinh nguyệt 1 tháng nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung rau xanh, trái cây, thịt,...
Khi chị em bị trễ kinh 1 tháng thì việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học không chỉ có lợi cho sức khỏe, vóc dáng và nó còn giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể. Chị em nên:
- Ăn đủ dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều rất quan trọng. Hãy bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày như: rau xanh, trái cây tươi, hạt ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, đậu,...
- Uống đủ nước: Hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, bởi lẽ nước giúp duy trì cân bằng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, làm đẹp da.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin: Vitamin C, vitamin E và thực phẩm giàu sắt.
5.2. Những thực phẩm nên kiêng khi bị trễ kinh 1 tháng
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn ở trên, để ổn định chu kỳ kinh nguyệt thì chị em nên kiêng một số thực phẩm dưới đây:
Trễ kinh 1 tháng không nên ăn những đồ ăn chiên, rán, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường,...
- Đồ ăn cay nóng: Gây ra tình trạng nóng người, rối loạn nội tiết
- Đồ ăn chiên, rán, xào: Gây tích tụ chất béo, cảm giác khó tiêu, đầy bụng và có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đóng hộp: Chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu và chất điều vị gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Các chất kích thích như: Cafein, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thức ăn chứa nhiều đường,... có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng hormone.
6. Cách điều trị trễ kinh 1 tháng hiệu quả tại nhà
Trễ kinh 1 tháng có thể điều trị được dứt điểm nếu như được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách giúp bạn điều trị trễ kinh 1 tháng hiệu quả tại nhà:
6.1. Dùng thuốc điều trị
Một trong những cách được biết đến đầu tiên trong điều trị trễ kinh 1 tháng đó chính là sử dụng các thuốc Tây y. Trễ kinh 1 tháng chủ yếu là do mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, chính vì vậy mà chị em có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây nhưng phải kèm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ:
Một số loại thuốc Tây y trong điều trị trễ kinh 1 tháng thường được sử dụng: thuốc nội tiết, thuốc tránh thai hàng ngày,...
- Thuốc nội tiết: Giúp ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt nhờ sự cân bằng lại hormone nội tiết trong cơ thể.
- Thuốc tránh thai: Nên chọn thuốc tránh thai hàng ngày giúp làm giảm tình trạng rong kinh không rõ nguyên nhân, làm đều chu kỳ kinh nguyệt hơn do chứa hai hormone là estrogen và progestin.
- Thuốc sắt: Trong những trường hợp chị em bị thiếu máu, giúp tái tạo lại máu và giúp chu kỳ kinh nguyệt đều trở lại.
6.2. Dùng thảo dược dân gian
Ngoài cách sử dụng các loại thuốc trên, trễ kinh 1 tháng cũng có thể sử dụng một số thảo dược dân gian như:
- Ích mẫu: Giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng quá trình tạo máu và từ đó giúp điều trị trễ kinh nguyệt hiệu quả.
- Đương quy, Bạch thược: Giúp điều trị kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt.
- Ngoài ra, còn một số loại thảo dược khác như: Ngải cứu, rau diếp cá, đu đủ, nghệ tươi, gừng tươi,...
6.3. Sử dụng Cốm Tân Phương Mãn Nguyệt - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Chị em có thể bổ sung cốm Tân Phương Mãn Nguyệt với thành phần từ các loại dược liệu quý tự nhiên như: Đương quy, Bạch thược,... chuyên dùng trong hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giúp đều kinh.
Cốm Tân Phương Mãn Nguyệt tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Tân Phương Mãn Nguyệt là sự kế thừa từ bài thuốc cổ phương Tiêu Dao Tán, bài thuốc kinh điển chuyên điều trị các dấu hiệu trễ kinh do tiền mãn kinh và mãn kinh. Với nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính hãng từ tập đoàn đi đầu về dược liệu sản xuất cốm đông được và sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn 5K luôn lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trễ kinh 1 tháng là tình trạng không hiếm xảy ra ở chị em phụ nữ, tùy vào từng nguyên nhân cũng như biểu hiện để biết có nguy hiểm hay không và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về trễ kinh 1 tháng cũng nguyên nhân và các cách điều trị, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Trễ kinh nguyệt 1 tuần có thai không? 5 điều nữ giới cần biết để phân biệt
- Kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
- Tất tần tật những điều nữ giới cần biết khi bị rong kinh