Cách chữa rối loạn giấc ngủ khoa học và hiệu quả tại nhà
Tìm hiểu các cách chữa rối loạn giấc ngủ tại nhà giúp bạn cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ.
1. Khái niệm rối loạn giấc ngủ
1.1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng và thời gian giấc ngủ thay đổi một cách bất thường,. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất nhiều người từng gặp phải nhiều lần tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc,…Nếu tình trạng mất ngủ này không kéo dài, xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp từ bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, chất kích thích,… thì không được coi là rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
1.2. Các loại rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân
Dựa trên tình trạng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ có nhiều loại phổ biến như:
1.2.1. Mất ngủ
Mất ngủ có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm, hoặc không có giấc ngủ sâu. Tình trạng mất ngủ này làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần do không được nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn. Mất ngủ thường chia làm 3 loại chính là:
-
Mất ngủ tạm thời: Tình trạng rối loạn giấc ngủ này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn từ vài ngày cho đến vài tuần.
-
Mất ngủ thứ phát: Mất ngủ thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách, nghiện ngập, lú lẫn,…
- Nguyên nhân bệnh lý gây đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như: Loét dạ dày tá tràng, viêm khớp, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, u tuyến tiền liệt, viêm phế quản, hen suyễn, cường giáp, tiểu đường, bệnh lý thần kinh,…
-
Mất ngủ mạn tính tiên phát : Đây là tình trạng mất ngủ không rõ nguyên nhân cụ thể.
1.2.2. Ngủ nhiều
Mặc dù có nhiều người cho rằng ngủ nhiều không phải là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, mặc dù thời gian ngủ đêm và ngủ ban ngày kéo dài, họ vẫn cảm thấy buồn ngủ, ngủ gật trong suốt ngày. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất làm việc, học tập trong ngày.
Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này có thể kể đến như:
-
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này khiến bệnh nhân ngưng thở trong vài phút, lặp lại nhiều lần mà họ thường không nhận ra. Chất lượng giấc ngủ kém khiến họ luôn mệt mỏi, lo lắng, hay quên, mất tập trung.
-
Thiếu ngủ: Các nguyên nhân như làm việc quá nhiều, làm việc ca đêm, mới sinh con, hoặc có người thân bị bệnh, khiến cơ thể thiếu ngủ và mệt mỏi, dẫn đến giấc ngủ nhiều trong ngày.
-
Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây rối loạn giấc ngủ như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh.
-
Chứng rũ ngủ: Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới tuổi vị thành niên, gây ra giấc ngủ nhiều và các triệu chứng khác như ảo giác, liệt trong giấc ngủ.
Điều quan trọng là nhận biết và hiểu rõ về các loại rối loạn giấc ngủ này để có cách điều trị và quản lý phù hợp. Hãy chú ý đến giấc ngủ của mình và tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế nếu bạn gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.
2. Hậu quả khi bị rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể tái tạo lại sức sống và năng lượng cho một ngày mới. Nhưng nếu không được nghỉ ngơi đúng cách, cơ thể chúng ta sẽ trở nên suy nhược và kiệt sức và điều này có thể gây ra hậu quả không lường trước được.
Người bệnh thường dễ cáu gắt, nổi nóng
Rối loạn giấc ngủ, nếu không được điều trị và kéo dài, có thể gây ra những tác động nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm:
-
Bệnh lý: Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề như đột quỵ, cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, bệnh trầm cảm, và các vấn đề tâm thần khác.
-
Tâm lý: Rối loạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra cảm giác cáu gắt, dễ nổi nóng, sự xa lánh, căng thẳng và lo lắng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ gây tai nạn giao thông và thực hiện những hành vi trái pháp luật gây hại cho người khác cao hơn so với những người bình thường.
Do đó, việc chúng ta chăm sóc giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu và tìm cách chữa rối loạn giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe và tâm lý của chúng ta, để có thể sống một cuộc sống tràn đầy năng lượng và hạnh phúc.
3. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng mà người bệnh rối loạn giấc ngủ thường gặp phải:
-
Khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc
-
Thường xuyên giật mình tỉnh giấc vào ban đêm
-
Mệt mỏi và thèm ngủ vào ban ngày, thường cần những giấc ngủ ngắn giữa giờ làm việc.
-
Thay đổi thất thường trong thói quen và giờ giấc ngủ - thức.
-
Thiếu tập trung, dễ tức giận và lo lắng.
-
Hiệu suất làm việc giảm, cảm thấy mệt mỏi và không tập trung.
-
Tăng cân một cách bất bình thường.
-
Trầm cảm, buồn bã và mất niềm vui trong cuộc sống.
-
Có hành vi bất thường trong giấc ngủ, như nói, di chuyển, hoặc bị mắc kẹt trong những trạng thái giấc ngủ không tỉnh táo.
Tuy không phải tất cả mọi người bị rối loạn giấc ngủ đều trải qua tất cả những triệu chứng này, và những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý khác. Do đó, nếu mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn, hãy tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và giải quyết vấn đề về giấc ngủ của bạn, từ đó tìm ra cách chữa rối loạn giấc ngủ kịp thời và phù hợp.
4. Cách chữa rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. May mắn thay, có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả để giúp chúng ta khôi phục giấc ngủ ngon và tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị rối loạn giấc ngủ:
4.1. Cách chữa rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc
Cách chữa rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc tập trung vào thay đổi lối sống và cải thiện thói quen ngủ của chúng ta. Bao gồm:
-
Tạo ra một không gian thoải mái, yên tĩnh cho giấc ngủ.
-
Thực hiện thói quen ngủ điều độ, đúng giờ mỗi ngày.
-
Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
-
Tập thể dục thường xuyên và duy trì một lối sống lành mạnh.
-
Sử dụng kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền định hoặc massage.
4.3. Cách chữa rối loạn giấc ngủ bằng dược phẩm
4.3.1. Sử dụng Tân dược
Có nhiều loại thuốc có thể giúp hỗ trợ tình trạng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chloral hydrate, benzodiazepine, zolpidem, amitriptylin,… Chúng có tác dụng ổn định và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn và giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc, cần phải được bác sĩ kê đơn và sử dụng đúng theo liều lượng được chỉ định.
4.3.2. Sử dụng chế phẩm Đông dược
Đông dược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ. Các vị thuốc truyền thống như Toan táo nhân, Lạc tiên, Bình vôi,.. giúp tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu và yên bình.
Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ ngủ ngon, cải thiện tình trạng mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm
Xuất phát từ bài thuốc cổ phương Toan táo nhân thang, bao gồm các vị thuốc:Toan táo nhân, Bạch linh, Xuyên khung, Tri mẫu, Cam thảo, Tân Phương Nhất Dạ mang đến sự an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Tân Phương Nhất Dạ là một lựa chọn tuyệt vời cho những người gặp mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
5. Những thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện rối loạn giấc ngủ của bạn. Hãy xem xét những lựa chọn thực phẩm dưới đây để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và thư thái hơn trong đêm.
-
Mộc nhĩ đen: Một món ăn đặc biệt từ mộc nhĩ đen, hạt sen, và táo tàu có thể giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ. Nấu chung các thành phần này với nước và thêm mật ong hoặc đường phèn để có một ly thảo dược thư giãn trước khi đi ngủ.
-
Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể. Bữa ăn nhẹ với một quả trứng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời, tránh ăn quá nhiều đường vì sẽ gây ra tình trạng khó ngủ và thức giấc giữa đêm.
-
Yến mạch: Yến mạch giàu carbohydrate và giúp tạo ra chất serotonin tự nhiên trong cơ thể. Ăn yến mạch khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để tận hưởng một giấc ngủ không bị gián đoạn.
-
Sen: Sen là một loại thảo dược quý giúp an thần và thư giãn. Tất cả các phần của sen, từ củ đến hạt, đều có tác dụng chữa mất ngủ. Hàm lượng vitamin B6 trong sen giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện tốt cho giấc ngủ.
-
Đậu xanh: Đậu xanh chứa nhiều vitamin B6, giúp cơ thể sản xuất hormone melatonin tự nhiên, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Hãy nấu đậu xanh với đường phèn và uống trước khi đi ngủ để giảm căng thẳng và mất ngủ.
-
Cá: Cá là nguồn protein giàu tryptophan, một chất giúp an thần tự nhiên và gây buồn ngủ vào ban đêm. Hãy thường xuyên ăn các loại cá như cá hồi, cá thờn bơn, cá ngừ, cá thu để hỗ trợ giấc ngủ.
-
Cà chua: Nước ép cà chua pha chút mật ong trước khi đi ngủ có tác dụng điều hòa thần kinh và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Cà chua là một thực phẩm quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết về tác dụng của nó trong việc chữa mất ngủ.
-
Sữa chua: Sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho người mất ngủ. Canxi có trong sữa chua giúp giảm căng thẳng và ổn định tinh thần. Hãy ăn sữa chua trước khi đi ngủ để giúp bạn có giấc ngủ ngon và giải tỏa lo âu và căng thẳng trong cuộc sống.
-
Chuối: Chuối giàu kali và magie, giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, chuối còn chứa các chất giúp điều chỉnh lượng hormone gây ngủ trong cơ thể. Hãy thử pha chuối với sữa và đá trước khi đi ngủ để tạo điều kiện dễ ngủ hơn.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Tìm hiểu cách chữa rối loạn giấc ngủ sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ.
Xem thêm:
- Nhận biết triệu chứng rối loạn giấc ngủ và biện pháp điều trị