banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Thiếu ngủ do nguyên nhân gì? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Thứ Ba, 12/09/2023
Hoàng Liên

    Thiếu ngủ có thể gây nên tình trạng căng thẳng, kém tập trung và các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,.... và thậm chí có thể gây chết người. Vậy thiếu ngủ do nguyên nhân gì? Có những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả ngay tại nhà nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

    1. Thiếu ngủ là gì?

    Hình ảnh thiếu ngủ khi tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo

    Thiếu ngủ là tình trạng khi bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc, khi sáng hôm sau tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Đối với hầu hết người trưởng thành, thời lượng giấc ngủ đủ cần thiết để có một sức khỏe tốt là từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
    Thực tế, thiếu ngủ là một tình trạng của bệnh mất ngủ, là một khái niệm rộng hơn xảy ra nếu bạn có một hoặc nhiều các biểu hiện như: ngủ không đủ giấc, ngủ không đúng giờ trong ngày, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm,... khiến chất lượng giấc ngủ kém.

    2. Ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

    Thời gian ngủ đủ giấc ở mỗi giai đoạn là khác nhau tùy theo độ tuổi

    Tùy vào từng độ tuổi mà nhu cầu giấc ngủ sẽ khác nhau và đa số mọi người sẽ cần ngủ khoảng 7 - 8 tiếng mỗi đêm là hôm sau có thể hoàn toàn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Theo từng giai đoạn mà nhu cầu ngủ sẽ khác nhau như sau:

    • Giai đoạn trẻ sơ sinh: Ngủ rất nhiều chỉ trừ lúc ăn, tắm và chơi
    • Giai đoạn trẻ em: Ngủ khoảng 8 - 10 tiếng 
    • Giai đoạn người trưởng thành: Ngủ khoảng 6 - 8 tiếng
    • Giai đoạn người cao tuổi: Ngủ khoảng 6 tiếng

    3. Nguyên nhân gây thiếu ngủ

    Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu ngủ đến từ áp lực cuộc sống, những nỗi lo lắng,...

    Có rất nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng thiếu ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ áp lực cuộc sống, mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng từ bệnh lý, những nỗi lo lắng, suy nghĩ,.... Dưới đây là một nguyên nhân cụ thể gây thiếu ngủ thường gặp như:

    • Môi trường ngủ không đảm bảo hay thay đổi môi trường làm việc
    • Thay đổi ca làm việc hay tăng ca, thời gian làm việc
    • Sử dụng các thiết bị điện tử gần sát với giờ đi ngủ hoặc để chúng sát gần giường ngủ
    • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
    • Những căng thẳng, muộn phiền, lo lắng
    • Rối loạn lưỡng cực
    • Chế độ sinh hoạt không khoa học như thức khuya xem phim, chơi game,...
    • Thiếu ngủ do tuổi tác
    • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học

    4. Các dấu hiệu của thiếu ngủ

    Dấu hiệu của thiếu ngủ gồm các biểu hiện như: thiếu tỉnh táo, lờ đờ, ngáp ngủ,...

    Khi bị thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác, suy nghĩ và hành động của người bệnh trong suốt thời gian sau khi thức dậy. Một số dấu hiệu biểu hiện của việc thiếu ngủ điển hình như:

    • Khả năng tư duy bị suy giảm
    • Trí nhớ kém
    • Thiếu năng lượng
    • Tinh thần uể oải, mệt mỏi
    • Thay đổi tâm trạng có thể là cáu kỉnh, giận dữ, lo lắng,...
    • Thiếu khả năng ra quyết định
    • Thiếu tỉnh táo, lờ đờ
    • Quầng mắt thâm sì, ngáp liên tục
    • Luôn cảm thấy buồn ngủ cả ngày

    Tùy vào tình trạng thiếu ngủ của từng người mà có những biểu hiện thiếu ngủ khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người có thể xuất hiện nhiều triệu chứng thiếu ngủ cùng một lúc. 

    5. Những tác hại của việc thiếu ngủ thường xuyên

    Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên xảy ra và kéo dài không chỉ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược mà còn gây nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Dưới đây là một số những tác hại cụ thể của việc thiếu ngủ thường xuyên gây ra:

    5.1. Giảm khả năng tập trung

    Một trong những tác hại của việc thiếu ngủ đó chính là giảm khả năng tập trung 

    Một trong những tác hại đầu tiên biểu hiện rõ ràng nhất của việc thiếu ngủ đó chính là giảm khả năng tập trung. Sự mệt mỏi do thiếu ngủ kéo dài triền miên sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu tỉnh táo và giảm sự tập trung trong học tập cũng như công việc.

    5.2. Tăng tình trạng căng thẳng

    Khi cơ thể không được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc thì nồng độ cortisol (hormone gây căng thẳng ) tăng cao, khiến bạn dễ bị nóng nảy, căng thẳng, bực tức và những cảm xúc tiêu cực này dễ được thể hiện trên khuôn mặt. Chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới những mối quan hệ hàng ngày của bạn.

    5.3. Nguy cơ mắc trầm cảm

    Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm. Bởi chính lúc này, cả sức khỏe lẫn tinh thần đều bị sa sút do rối loạn giấc ngủ, hệ thống não bộ không được nghỉ ngơi đủ giấc dẫn đến căng thẳng.

    5.4. Gây lão hóa da

    Thiếu ngủ, mất ngủ chính là kẻ thù của nhan sắc, kẻ thù của làn da đối với chị em phụ nữ. Khi thiếu ngủ, hormone cortisol sẽ được cơ thể sản sinh ra nhiều và chất này có thể phá vỡ cấu trúc của collagen, khiến da đánh mất sự đàn hồi, căng bóng, tươi trẻ. 

    5.5. Tình trạng ngủ gật không kiểm soát

    Chính vì thiếu ngủ mà khiến bạn luôn rơi vào trạng thái buồn ngủ, ngáp liên tục và thậm chí là tình trạng ngủ gật không kiểm soát. Những cơn buồn ngủ có thể ập tới ngay cả khi bạn lái xe, làm việc, học tập,.... 

    6. Cách phòng ngừa thiếu ngủ hiệu quả

    6.1. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ 

    Đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ là cách giúp phòng ngừa thiếu ngủ

    Một trong những cách giúp phòng ngừa thiếu ngủ hiệu quả đó chính là đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Hãy thiết lập cho mình một thói quen khoa học giúp phòng ngừa thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ,... và giúp nâng cao sức khỏe cũng như tinh thần.

    6.2. Không nên thức quá khuya

    Việc thức khuya dẫn tới nhiều người đi ngủ muộn khiến cho giấc ngủ không đủ và khiến bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ. Hãy cho cơ thể mình được nghỉ ngơi, đi ngủ đúng giờ để được tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi.

    6.3. Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng trước khi đi ngủ

    Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bạn dễ ngủ cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ như đi dạo hít thở không khí, các bài tập yoga giúp dễ ngủ, bài ngồi thiền giúp thư giãn, giải tỏa áp lực căng thẳng,....

    6.4. Hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu 

    Trước giờ đi ngủ bạn không nên sử dụng caffeine và rượu bởi chúng chính là kẻ thù của giấc ngủ. Bởi những chất kích thích này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

    7. Bổ sung Tân Phương Nhất Dạ - Giúp hỗ trợ an thần và dễ ngủ

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Nhất Dạ giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ và ngủ ngon giấc.

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:

    Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ và ngủ ngon giấc

    Với thành phần từ các loại dược liệu được nhập khẩu từ tập đoàn Dược phẩm lớn kết hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn 5K trong sản xuất dược phẩm. Các loại thảo dược gồm: Toan táo nhân, Bạch linh, Tri mẫu, Xuyên khung, Cam thảo, được bào chế dưới dạng công nghệ mới giúp tối nâng cao hiệu quả và tối ưu liều dùng. 
    Ngoài ra, Tân Phương Nhất Dạ là sự kế thừa từ bài thuốc cổ phương kinh điển chuyên điều trị mất ngủ Toan Táo Nhân Thang dùng cho những người bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

    Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    8. Cách điều trị thiếu ngủ hiệu quả

    Có rất nhiều cách giúp hỗ điều trị thiếu ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả như: 

    • Liệu pháp nhận thức hành vi 
    • Kỹ thuật thư giãn 
    • Điều trị bằng thuốc 
    • Điều trị thay đổi hành vi và nhận thức
    • Kỹ thuật thư giãn
    • Phương pháp bấm huyệt, mát xa, châm cứu,...

    Trên đây là bài viết chia sẻ về toàn bộ thông tin về nguyên nhân gây thiếu ngủ cũng như các cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả ngay tại nhà. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về tình trạng thiếu ngủ, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Xem thêm:

    Mất ngủ do đâu và các biện pháp cải thiện giấc ngủ ngon

    Nhận biết triệu chứng rối loạn giấc ngủ và biện pháp điều trị

    10 cách trị mất ngủ khoa học, an toàn và hiệu quả tại nhà

    Rối loạn giấc ngủ là gì? Triệu chứng thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả

    Cách điều trị rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người lớn
     

    9 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon cho người lớn

    Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và khi tình trạng này kéo dài...

    Thực phẩm giúp ngủ ngon - Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn

    Thực phẩm giúp ngủ ngon hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng và ngon...

    Ngủ không sâu giấc do đâu? Những cách khắc phục hiệu quả ngay tại nhà

    Ngủ không sâu giấc khiến cho con người ta thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và thiếu tập trung vào sáng hôm sau. Nếu tình trạng...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo