banner top
Công Ty Cổ Phần VCP Pharma

Nhận biết triệu chứng rối loạn giấc ngủ và biện pháp điều trị

Chủ Nhật, 30/07/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

    Chứng rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở bất kỳ ai, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Vậy nguyên nhân rối loạn giấc ngủ thường gặp là gì và có những biện pháp điều trị hiệu quả nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

    1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

    Rối loạn giấc ngủ là một thuật ngữ mô tả tình trạng khi chúng ta gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian, hoặc thời lượng giấc ngủ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của chúng ta khi thức. Rối loạn giấc ngủ có thể bao gồm khó khăn khi chìm vào giấc ngủ, tỉnh giấc lúc giữa đêm, hay không thể ngủ ngon trong thời gian dài. Rối loạn giấc ngủ có thể làm suy yếu sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

    Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

    2. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

    2.1. Mất ngủ

    Mất ngủ là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Người mắc chứng mất ngủ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc có giấc ngủ không đủ sâu. Một số người có thể gặp khó khăn trong việc thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi suốt ngày. Mất ngủ có thể do căng thẳng, lo lắng, hoặc do các yếu tố lối sống không lành mạnh.

    2.2. Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều

    Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều là một chứng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp nhưng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Người bệnh có xu hướng ngủ quá nhiều vào ban ngày và có thể gặp cơn buồn ngủ bất thường trong suốt ngày. Họ có thể tỉnh táo trong thời gian ngắn rồi ngủ gật một cách bất ngờ. Vấn đề này gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm việc, hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống.

    2.3. Những hiện tượng bất thường xảy đến trong giấc ngủ

    Ngoài các rối loạn giấc ngủ cơ bản kể trên, còn có những hiện tượng bất thường xảy đến trong giấc ngủ. Một số ví dụ về những hiện tượng này bao gồm:

    • Chứng chân không yên: Người bệnh cảm thấy khó chịu và có cảm giác ngứa ngáy, đau nhói ở bàn chân hoặc muốn di duyển chân ngay cả khi đang ngủ. 

    • Ác mộng: Đây là trạng thái người bệnh phải trải qua những giấc mơ kinh hoàng và gây sự hoảng sợ, làm gián đoạn giấc ngủ.

    3. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ như:

    • Căng thẳng, lo lắng và áp lực

    Căng thẳng, lo lắng và áp lực về học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày có thể gây rối loạn giấc ngủ. Đối một số người, suy nghĩ và lo lắng quá mức có thể ngăn cản việc vào giấc và dẫn đến mất ngủ. Hơn nữa, những cơn ác mộng có thể xuất hiện trong giấc mơ và làm mất đi sự thoải mái trong giấc ngủ.

    •  Bệnh tật và tác dụng phụ của thuốc

    Ốm sốt, dị ứng và một số bệnh lý khác có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc tây cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình ngủ. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau hoặc thuốc kích thích có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và gây mất ngủ.

    Tác dụng phụ của thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ

    • Rối loạn thần kinh và bệnh lý

    Một số rối loạn thần kinh như tăng động giảm chú ý, co giật hoặc động kinh cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, một số bệnh lý như viêm khớp, viêm ruột, đau cơ xơ hóa cũng có thể gây khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

    • Thiếu máu và suy nhược cơ thể

    Thiếu máu não, suy nhược cơ thể và các vấn đề về tuần hoàn máu cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Khi cơ thể không được cung cấp đủ máu và dưỡng chất, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình giấc ngủ và gây ra các vấn đề như khó ngủ và mất ngủ.

    4. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

    Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến 

    • Buồn ngủ ban ngày: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ là cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Dù bạn đã có đủ giấc ngủ đêm trước đó, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung trong suốt ngày.

    • Khó ngủ ban đêm: Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để chìm vào giấc ngủ hoặc thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được.

    • Ngủ gật một cách đột ngột: Rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn ngủ gật đột ngột vào những thời điểm không thích hợp, như khi đang lái xe, làm việc hoặc trong cuộc họp. Điều này có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

    • Chu kỳ ngủ-thức không đều: Rối loạn giấc ngủ cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ-thức của bạn. Bạn có thể trải qua tình trạng tỉnh giấc giữa đêm gây ra sự mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

    • Triệu chứng về giấc ngủ: Một số người bị rối loạn giấc ngủ có thể trải qua những triệu chứng khác, bao gồm: ngưng thở, thở hổn hển, ngáy to, đi tiểu không tự chủ và mất kiểm soát cử động trong giấc ngủ.

    5. Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

    Người lớn tuổi dễ bị mất ngủ

    Có một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn giấc ngủ như: 

    • Người già: Người già thường có xu hướng gặp rối loạn giấc ngủ do thay đổi tự nhiên trong chu kỳ giấc ngủ.

    • Người hay căng thẳng và lo âu: Căng thẳng, lo lắng và áp lực cuộc sống có thể góp phần vào việc phát triển rối loạn giấc ngủ.

    • Người có vấn đề sức khỏe tâm thần: Các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ác mộng, và rối loạn giấc ngủ liên quan đến sức khỏe tâm thần.

    • Người mắc bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, tăng huyết áp, tiểu đường, và bệnh tim có thể gây rối loạn giấc ngủ.

    • Người làm việc ca đêm: Làm việc trong ca đêm và thay đổi liên tục trong lịch trình ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ.

    • Người dùng chất kích thích: Sử dụng chất kích thích như thuốc lắc, ma túy, và caffeine có thể góp phần vào rối loạn giấc ngủ.

    • Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi hormone và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai kỳ có thể gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai.

    6. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

    Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Các câu hỏi về tiền sử bệnh của gia đình, lối sống hàng ngày, chế độ ăn uống và thuốc đã sử dụng gần đây sẽ được đặt ra để xác định bệnh và nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.

    Các phương pháp chẩn đoán:

    • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography): Đây là một xét nghiệm quan trọng nhằm đánh giá toàn bộ các thay đổi trong cơ thể trong khi ngủ. Xét nghiệm này bao gồm đo nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy, hoạt động não, chuyển động mắt và chỉ số ngưng giảm thở. Đây là phương pháp chẩn đoán hữu ích để xác định liệu bệnh nhân có mắc hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ hay không.

    • Đo điện não đồ (EEG): Đo điện não đồ giúp theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não, từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động điện của não. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ tìm hiểu về tình trạng hoạt động não của bệnh nhân và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn.

    • Đo độ trễ giấc ngủ (MSLT): MSLT là một phương pháp giúp bác sĩ xác định xem bệnh nhân có đủ giấc ngủ hay không. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân.

    Quá trình chẩn đoán rối loạn giấc ngủ là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự tư vấn và kiểm tra chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên kết quả của các phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.

    7. Biện pháp nào giúp điều trị rối loạn giấc ngủ?

    7.1. Điều trị thuốc tây

    Trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để hỗ trợ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có chỉ định từ bác sĩ, sử dụng theo đúng liều lượng được kê đơn. Một số loại thuốc thông dụng được sử dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như chloral hydrate, benzodiazepine, zolpidem, amitriptylin,… Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.

    7.2. Tân Phương Nhất Dạ - Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Tân Phương Nhất Dạ là sản phẩm được bào chế từ các dược liệu quý như Toan táo nhân, Bạch linh, Xuyên khung, Tri mẫu và Cam thảo có tác dụng hỗ trợ an thần, hỗ trợ dễ ngủ, hỗ trợ ngủ ngon giấc.

    Mời bạn tham khảo thêm một số sản phẩm đang được khuyến mãi:

    Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma - Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Sản phẩm dùng được cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, và ngủ không ngon giấc. Tân Phương Nhất Dạ được sản xuất theo quy trình 5K, tất cả các nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo an toàn và chất lượng cho người dùng.

    Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

    7.3. Thay đổi lối sống

    Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, thay đổi lối sống hàng ngày của bạn có thể mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để tạo môi trường ngủ tốt và giải quyết những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

    • Tạo môi trường ngủ thuận lợi

    Đảm bảo phòng ngủ luôn thoáng mát, yên tĩnh và không quá sáng. Sử dụng rèm cản ánh sáng hoặc bịt mắt ngủ để giảm thiểu ánh sáng gây khó ngủ.

    • Suy nghĩ tích cực

    Tránh những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá lo lắng về công việc hay các vấn đề trong cuộc sống. Cố gắng giải tỏa tâm trí bằng cách viết ra danh sách công việc cần làm vào buổi chiều tối để không còn lo lắng khi đi giấc ngủ.

    • Không làm việc trên giường ngủ

    Hãy tạo thói quen rằng khi bạn lên giường là để ngủ, không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính hoặc xem tivi trong phòng ngủ.

    • Hạn chế ngủ trưa quá lâu

    Nếu bạn thường có thói quen ngủ trưa, hãy giới hạn thời gian giấc ngủ trong khoảng 30 phút. Tránh ngủ quá lâu và không ngủ sau 3 giờ chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

    • Tránh sử dụng chất kích thích

    Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như cafein, soda, cacao, chocolate, rượu và thuốc lá ít nhất 5 tiếng trước khi đi ngủ. 

    • Luyện tập thể dục đều đặn

    Luyện tập thể dục và vận động thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ, tối thiểu khoảng 4 tiếng trước giờ đi ngủ để tránh gây khó ngủ.

    8. Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ

    Dưới đây là những điều cần lưu ý để phòng ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ:

    Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ

    • Duy trì lịch ngủ-thức ổn định: Hãy cố gắng tuân thủ lịch ngủ-thức vào một khung giờ cố định hàng ngày. Điều này giúp cơ thể tạo ra thói quen và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.

    • Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính có thể phát ra ánh sáng xanh gây kích thích não bộ và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. 

    • Hạn chế căng thẳng và kích thích thần kinh: Trước khi đi ngủ, hạn chế các yếu tố gây căng thẳng và kích thích thần kinh. Hãy tạo điều kiện để thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, hoặc thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền định.

    • Duy trì cân nặng và cung cấp dinh dưỡng hợp lý: Cân nặng và dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ ngon. Hãy duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân đối và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    • Tránh sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các thức uống có chứa caffeine có thể gây kích thích và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. 

    • Hạn chế món ăn nhiều chất béo và khó tiêu: Món ăn nhiều chất béo và dầu mỡ khó tiêu có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ chúng trước khi đi ngủ để tránh rối loạn tiêu hóa và khó ngủ.

    • Tập thể dục và vận động thường xuyên: Tập thể dục và vận động đều đặn có thể giúp cơ thể mệt mỏi tự nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Hãy tập thể dục vào buổi sáng hoặc giữa buổi trưa để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

    • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Uống ít nước trước khi đi ngủ có thể giảm khả năng bạn phải thức giấc trong đêm để đi tiểu.

    Hiểu rõ về các loại rối loạn giấc ngủ này là rất quan trọng để nhận biết và tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của các rối loạn giấc ngủ này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

    Xem thêm:

    Rối loạn giấc ngủ là gì? Triệu chứng thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả

    Cách điều trị rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người lớn

    Cách chữa rối loạn giấc ngủ khoa học và hiệu quả tại nhà

     

    9 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon cho người lớn

    Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và khi tình trạng này kéo dài...

    Thực phẩm giúp ngủ ngon - Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn

    Thực phẩm giúp ngủ ngon hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng và ngon...

    Ngủ không sâu giấc do đâu? Những cách khắc phục hiệu quả ngay tại nhà

    Ngủ không sâu giấc khiến cho con người ta thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và thiếu tập trung vào sáng hôm sau. Nếu tình trạng...

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    TƯ VẤN

    Dược sĩ/Bác sĩ tư vấn

    Công Ty Cổ Phần VCP Pharma
    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline số 091 909 6655
    Chat với chúng tôi qua Zalo