Buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp
Buồn ngủ nhưng không ngủ là bệnh mất ngủ, khiến cho người bị cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu xem buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp qua bài viết dưới đây nhé!
1. Buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì?
Mất ngủ không chỉ bao gồm giảm thời gian ngủ mỗi đêm mà còn liên quan tới chất lượng giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ có dấu hiệu bị suy giảm gồm: cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại, buồn ngủ nhưng không ngủ được,...
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là tình trạng không ít người gặp phải
Trong đó, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được là tình trạng mà không ít người gặp phải. đây có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo của bệnh mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính nếu không có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Người bệnh bệnh thường gặp những tình trạng như: mất ngủ, mệt mỏi vào ban đêm, uể oải, ngủ gật vào ban ngày, nhưng tới khi lên giường lại không chợp mắt được.
2. Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu?
Cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và trong số đó có những nguyên nhân dưới đây:
2.1. Do não bộ bị kích thích quá mức
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được đó là do não bộ bị kích thích quá mức. Vận động mạnh hay sử dụng các chất kích thích trước giờ đi ngủ có khả năng kích thích não bộ hoạt động căng thẳng quá mức khiến cho thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi và khó có thể đi vào giấc ngủ.
2.2. Do sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh
Hiện nay, cả người trẻ lẫn người lớn tuổi thường hay có thói quen lướt điện thoại trước khi đi ngủ để giải trí, thư giãn hay là để mắt mỏi giúp dễ ngủ hơn. Nhưng sự thật ngược lại là việc sử dụng các thiết bị đó còn khiến bạn tỉnh táo hơn.
Bởi lẽ, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ ức chế sự sản sinh ra hormone melatonin, một loại hormone giúp cơ thể buồn ngủ và có thể tự ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, khi xem các thiết bị điện tử như vậy, cũng sẽ tác động bắt hệ thần kinh phải hoạt động ngay cả khi đã quá giờ đi ngủ và từ đó làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được, khó ngủ, mất ngủ.
2.3. Do mệt mỏi, căng thẳng
Do những mệt mỏi, căng thẳng có thể dẫn tới buồn ngủ nhưng không ngủ được
Những căng thẳng, mệt mỏi đến từ công việc, học tập, vấn đề cá nhân trong cuộc sống ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất mà thậm chí còn có khả năng khiến cho não bộ tỉnh táo và gây trì hoãn giấc ngủ.
2.4. Do nóng trong người
Cơ thể quá nóng thường rất dễ gây bức bối, khó chịu, cáu giận và thậm chí là tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Tuy nhiên, nhiệt độ của cơ thể có thể là do ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và do vậy mà nhiệt độ phòng ngủ chật hẹp và quá nóng có thể khiến cho bạn khó có thể đi vào giấc ngủ.
2.5. Do nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên ra, buồn ngủ nhưng không ngủ được còn do những nguyên nhân như: hội chứng giấc ngủ đến trễ, ngày ngủ quá nhiều, trầm cảm, rối loạn lo âu, tuổi già, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ,....
3. Dấu hiệu của buồn ngủ nhưng không ngủ được
Nằm trên giường rất lâu nhưng không ngủ được là biểu hiện của buồn ngủ nhưng không ngủ được
Buồn ngủ nhưng không ngủ được thường có những dấu hiệu thường gặp dưới đây:
- Gần tới tờ mờ sáng bạn mới có thể chợp mắt
- Khó tập trung vào giấc ngủ
- Dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ và khó có thể quay trở lại giấc ngủ ngon
- Suy nghĩ nhiều dẫn tới tình trạng trằn trọc trước khi chìm vào giấc ngủ
- Khả năng tập trung, ghi nhớ bị suy giảm
- Nằm trên giường rất lâu nhưng không ngủ được
4. Tác hại của việc buồn ngủ nhưng không ngủ được
Suy giảm trí nhớ, khả năng ghi nhớ và tập trung kém là tác hại của buồn ngủ nhưng không ngủ được
Buồn ngủ nhưng không ngủ được nếu không được phát hiện cũng như điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới những tác hại nguy hiểm như sau:
- Suy giảm trí nhớ, khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung: Chỉ sau một đêm bạn không ngủ đã cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung và năng lượng. Nếu tình trạng này kéo dài liên tiếp có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận hành của não bộ và từ đó dẫn tới suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Người bị rối loạn giấc ngủ thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... cao hơn
- Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng tới việc cải thiện và kiểm soát đường huyết trong máu. Chính vì vậy mà việc bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc hay buồn ngủ nhưng không ngủ được góp phần làm tăng nguy cơ hình thành lên bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Bệnh trầm cảm: Khi hệ thần kinh bị căng thẳng do không được nghỉ ngơi sẽ là tác nhân có thể dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. Tình trạng này thường đi kèm với những biểu hiện như: rối loạn tâm lý, rối loạn tâm trạng, dễ cáu gắt, tức giận,...
- Ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân và tình dục: Hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng dẫn tới rối loạn nội tiết và có thể trở thành thủ phạm khiến cho hệ thần kinh không sản xuất hormone hạnh phúc.
Ngoài ra, buồn ngủ nhưng không ngủ được còn có thể dẫn tới một số tác hại nghiêm trọng khác như: Tăng cân, nguy cơ mắc bệnh ung thư, làm da mụn và lão hóa nhanh chóng,...
5. Bí quyết giúp dễ ngủ và ngủ ngon
Bí quyết giúp ngủ ngon và cải thiện tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được
Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể được cải thiện và khắc phục nhờ các biện pháp đơn giản như điều chỉnh thói quen sống, sinh hoạt và đi ngủ hợp lý,.. Dưới đây là bí quyết giúp bạn bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn:
5.1. Đừng ép bản thân ngủ ngay lập tức
Đừng tạo áp lực cho bản thân cũng như đừng ép bản thân mình phải ngủ ngay lập tức. Bởi lẽ, trên thực tế khi bạn càng muốn ép bản thân mình đi ngủ ngay lập tức thì cơ thể bạn lại càng đi ngược lại điều bạn mong muốn. Chính vì vậy mà việc bạn càng ép bản thân ngủ ngay lập tức thì càng càng khiến cho não bộ của bạn căng thẳng và khó chìm vào giấc ngủ hơn.
5.2. Giữ một thói quen, lịch trình ngủ đúng giờ
Hãy tạo cho mình một thói quen, lịch trình đi ngủ đúng giờ ngay cả khi cuối tuần để đồng hồ sinh học của bạn được hoạt động một cách đều đặn.
5.3. Giảm căng thẳng, stress
Một trạng thái thoải mái, không căng thẳng, áp lực hay stress sẽ khiến cho não bộ của bạn được thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó chất lượng giấc ngủ của bạn cũng được nâng lên cao hơn, tình trạng ngủ không sâu giấc hay mất ngủ, khó ngủ cũng sẽ được cải thiện.
5.4. Kiểm soát bữa ăn trước khi đi ngủ
Việc ăn quá no và quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng, tức bụng và dẫn tới khó ngủ. Chính vì vậy mà việc kiểm soát bữa ăn trước khi ngủ kết hợp với các bài tập thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và chất lượng hơn.
6. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Nhất Dạ - Giúp hỗ trợ dễ ngủ
Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ và ngủ ngon giấc
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm cho mình thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp an thần, hỗ trợ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Từ các loại dược liệu quý từ thiên nhiên như: Toan táo nhân, Bạch linh, Tri mẫu, Xuyên khung, Cam thảo được gói gọn trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Nhất Dạ giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Với sự kế thừa từ bài thuốc cổ phương Toan Táo Nhân Thang, một bài thuốc kinh điển chuyên điều trị mất ngủ kết hợp với phương pháp bào chế Cốm đông dược mới giúp đem lại hiệu quả cao và tối ưu được liều dùng.
Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn 5K, nguồn nguyên liệu nhập khẩu cao cấp, đảm bảo an toàn và không tác dụng phụ.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng như tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp của bệnh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Mất ngủ do đâu và các biện pháp cải thiện giấc ngủ ngon
- Nhận biết triệu chứng rối loạn giấc ngủ và biện pháp điều trị