Nguyên nhân chậm kinh do đâu? Dấu hiệu và cách khắc phục đơn giản
Chậm kinh nguyệt có thể là do mang thai, chị em phụ nữ gặp phải tình trạng căng thẳng stress, lạm dụng thuốc tránh thai,... Tuy nhiên để biết chính xác được, chị em hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này nhé.
1. Chậm kinh nguyệt là gì?
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng đến chu kỳ “rụng dâu” nhưng không xuất hiện kinh
Chậm kinh (hay còn gọi là trễ kinh), là hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, là tình trạng khi đến kỳ hành kinh mà vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà chị em vẫn chưa thấy có kinh nguyệt trở lại được coi là chậm kinh.
Trong trường hợp, chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 kỳ kinh liên tiếp mà không mang thai thì được gọi là vô kinh.
2. Nguyên nhân gây chậm kinh
Khi bước vào tuổi dậy thì (mới bắt đầu có kinh nguyệt) hay chuẩn bị bước sang tuổi mãn kinh thì chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường không đều. Ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều là chuyện bình thường. Nữ giới có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong 3 năm đầu do buồng trứng chưa thể giải phóng hàng một trứng đều đặn do nồng độ hormone chưa ổn định.
Nếu không thuộc ở hai nhóm trên thì hiện tượng chậm kinh có thể do các nguyên nhân dưới đây:
2.1. Do mang thai
Chậm kinh có thể là do mang thai
Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh đó chính là do mang thai. Bình thường, trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dần dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Theo như sinh lý bình thường, nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau, quá trình thụ thai không xảy ra thì lớp niêm mạc sẽ bong ra, gây hiện tượng ra máu (gọi là hành kinh). Lúc này, một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu diễn ra.
Chính vì vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện tức là người phụ nữ không mang thai.
Ngược lại, quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, diễn ra quá trình thụ thai, làm tổ ở tử cung sẽ làm cho lớp niêm mạc không bong ra mà tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai người phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất để biết được chính xác nguyên nhân gây chậm kinh có phải do mang thai hay không, bạn chỉ cần sử dụng que thử thai để kiểm tra.
2.2. Do căng thẳng, stress
Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi một hệ thống phức tạp bao gồm các cấu trúc não (vùng dưới đồi và tuyến yên), buồng trứng, tử cung và tuyến giáp. Tình trạng căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tới vùng dưới đồi, liên quan tới quá trình tạo estrogen trong kỳ kinh nguyệt và từ đó ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Để hạn chế sự căng thẳng này, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh cho mình, sống vui vẻ, lạc quan và suy nghĩ tích cực. Chỉ khi não bộ của bạn nhận ra rằng căng thẳng, stress đã vơi bớt và kết thúc thì các chức năng cơ thể mới dần trở lại bình thường.
2.3. Do giảm cân quá mức
Sự giảm cân quá mức và đột ngột cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chậm kinh và thậm chí là mất kinh. Bởi lẽ, trong một chu kỳ kinh nguyệt cơ thể nữ giới cần sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Chính vì vậy, việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo có thể gây ảnh hưởng xấu tới vùng dưới đồi, đây là cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh các quá trình khác nhau trong cơ thể bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt.
Do vậy mà cơ thể sẽ sản xuất không đủ lượng estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt và đây chính là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh nguyệt.
2.4. Do thừa cân, béo phì
Ngược lại, thừa cân - béo phì khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều lượng estrogen trong một thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt và trong đó có chậm kinh.
2.5. Do hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang cũng gây nên hiện tượng chậm kinh
Hội chứng buồng trứng đa nang khiến cho cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố nam Androgen hơn, gây ra sự rối loạn nội tiết ở chị em phụ nữ. Căn bệnh này gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố nữ ở trong độ tuổi sinh đẻ, làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra.
2.6. Do mắc các bệnh lý phụ khoa
Một số các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,... cũng có thể khiến chị em bị trễ kinh. Để nhận biết cũng như phát hiện ra các bệnh lý này, chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, quan sát kỹ xem có những biểu hiện bất thường nào như: máu kinh vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ hay không?
2.7. Do rối loạn nội tiết tố
Có thể nói rằng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn phản ánh chính xác được tình trạng sức khỏe của nội tiết tố. Khi có sự bất thường nào xảy ra trong cơ thể sẽ khiến cho nội tiết tố bị mất cân bằng và từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
2.8. Do nguyên nhân khác
Ngoài những các nguyên nhân trên, hiện tượng chậm kinh còn do một số nguyên nhân khác như:
- Sử dụng chất kích thích
- Tác dụng phụ của thuốc
- Dấu hiệu của mãn kinh sớm
- Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai
- Liên quan tới bệnh lý tuyến giáp
3. Dấu hiệu của chậm kinh
Chậm kinh có những dấu hiệu như: kinh nguyệt ra trễ hơn so với chu kỳ bình thường, đau bụng,....
Dấu hiệu thường thấy nhất của chậm kinh là đến ngày hành kinh mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28 - 32 ngày, tùy vào từng chị em và nếu thấy kỳ kinh chậm từ khoảng 7 - 10 ngày thì chứng tỏ bạn đã bị chậm kinh.
Ngoài ra, chậm kinh còn có một số dấu hiệu biểu hiện khác như:
- Đau đầu
- Đau vùng xương chậu
- Mụn trứng cá mọc
- Thay đổi tầm nhìn
- Rụng tóc
4. Chẩn đoán chậm kinh nguyệt như thế nào?
Chẩn đoán chậm kinh thường sẽ hỏi tiền sử bệnh lý hay gia đình, hỏi triệu chứng,...
Để chẩn đoán hiện tượng chậm kinh nguyệt đòi hỏi một quá trình thăm khám và đánh giá toàn diện để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các giúp chẩn đoán thông thường:
- Hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình
- Khai thác triệu chứng của bệnh
- Kiểm tra thai
- Kiểm tra phụ khoa
- Siêu âm
- Xét nghiệm bổ sung khác
- Chụp cộng hưởng từ
5. Các cách giúp khắc phục tình trạng chậm kinh nguyệt
Chậm kinh là tình trạng không phải là hiếm gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, có một số biện pháp đơn giản giúp chị em khắc phục được tình trạng chậm kinh như dưới đây:
5.1. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học giúp khắc phục tình trạng chậm kinh
Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học giúp chị em phụ nữ cân bằng được nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cho chị em có một sức khỏe tốt, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày.
5.2. Tập thể dục điều độ
Tập thể dục điều độ, định kỳ hàng ngày giúp chị em duy trì được vóc dáng cân đối, thân hình đẹp mà còn giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng và giảm tình trạng chậm kinh.
5.3. Cân bằng lại cuộc sống, giải tỏa căng thẳng stress
Cân bằng lại cảm xúc, điều chỉnh lại tâm trạng, giải tỏa căng thẳng stress giúp chị em giảm tình trạng chậm kinh nguyệt. Ngoài ra, cân bằng lại cuộc sống giúp bạn trở nên yêu đời hơn, vui vẻ hơn và hiệu suất công việc cũng như trong cuộc sống được nâng cao hơn.
5.4. Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
Hãy tránh xa và nói không với rượu bia và các chất kích thích nếu không muốn tình trạng rối loạn kinh nguyệt của mình ngày càng trầm trọng hơn. Không những thế mà còn khiến cho sức khỏe của bạn bị giảm sút và gặp một số bệnh nguy hiểm khác.
6. Bị chậm kinh khi nào nên đi khám?
Khi bị chậm kinh và kèm theo những triệu chứng bất thường chị em nên đi thăm khám
Khi bị chậm kinh nguyệt kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: đau bụng, đau lưng, có khối u vùng chậu, rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn,... thì chị em nên đi tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc thăm khám sớm giúp chị em phát hiện được những nguyên nhân gây bệnh và từ đó có những phác đồ điều trị thích hợp để ngăn chặn kịp thời.
7. Tân Phương Mãn Nguyệt - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, hệ nội tiết cân bằng và ổn định ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn,... bạn nên bổ sung cho mình thực phẩm bảo vệ sức khỏe với các thành phần từ thảo dược.
Tân Phương Mãn Nguyệt tại VCP Pharma - Giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh
Tân Phương Mãn Nguyệt với thành phần từ thảo dược đã được nghiên cứu đánh giá cao trong hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như: Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh,... giúp hỗ trợ điều hòa rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Mãn còn giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như: bốc hỏa, lo âu, kinh nguyệt không đều, hồi hộp,...
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chậm kinh là hiện tượng thường gặp ở hầu hết chị em do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như có các dấu hiệu và cách khắc phục. Việc phát hiện cũng như điều trị sớm giúp chị em có được sức khỏe sinh sản tốt và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về nguyên nhân chậm kinh, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Trễ kinh nguyệt 1 tuần có thai không? 5 điều nữ giới cần biết để phân biệt
- Kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
- Trễ kinh 1 tháng là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả