14 cách chữa mất ngủ dành cho người bị mất ngủ lâu năm hiệu quả
Chữa mất ngủ về đêm bằng các phương pháp đơn giản ngay tại nhà cho những ai đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp chữa trị mất ngủ vô cùng hiệu quả thông qua bài viết này.
1. Mất ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Tình trạng mất ngủ không chỉ làm giảm năng lượng và tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ là bệnh gì?
2. Nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm
Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày của con người. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mất ngủ ban đêm.
2.1. Áp lực, căng thẳng kéo dài
Căng thẳng và áp lực là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ. Khi bạn lo lắng, căng thẳng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Những suy nghĩ, lo lắng kéo dài không chỉ gây ra tình trạng mất ngủ mà còn dẫn đến nhiều hậu quả về sức khỏe khác như đau đầu, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng...
2.2. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ. Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường đi kèm với sự thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, khiến nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, khó chịu.
2.3. Thói quen ngủ không lành mạnh
Thói quen ngủ không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Việc thức khuya, lạm dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, hay không có một lịch trình ngủ đều đặn có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chúng ta nên tạo ra một lịch trình ngủ hợp lý, tránh sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ, và đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái.
2.4. Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý cũng có thể gây mất ngủ, như: rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp... Nếu bạn liên tục gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra, vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.
3. Ai thường bị mất ngủ đêm?
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai, sau sinh thường là đối tượng dễ mắc chứng mất ngủ về đêm. Ngoài ra, mất ngủ ban đêm cũng thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Khi tuổi tác càng tăng cao sẽ khiến cho khả năng tiết ra hormone tăng trưởng HGH bị hạn chế. Từ đó sẽ làm cho giấc ngủ của người già bị ảnh hưởng xấu đi, gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.
Phụ nữ mang thai dễ bị mất ngủ
Các hormone giúp thiết lập giấc ngủ tự nhiên thường được tiết ra nhiều nhất vào giai đoạn ngủ sâu – khoảng 10 giờ tối. Do đó, những người già bị mất ngủ đêm cũng sẽ khó có được giấc ngủ sâu vào thời gian này, làm cho hàm lượng hormone này bị hạn chế tiết ra, khiến cho tình trạng khó ngủ gia tăng. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân làm cho tình trạng mất ngủ về đêm chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, khi tuổi tác càng tăng cao sẽ tỉ lệ thuận với sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và não bộ. Do đó, khả năng hoạt động và sản xuất hormone melatonin (hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ về đêm) của tuyến tùng cũng bị ảnh hưởng.
4. Tác hại của mất ngủ khi về đêm
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng gì tới tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của con người? Dưới đây là một số hậu quả của việc mất ngủ kéo dài như:
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Dễ cáu gắt, bực bội, giảm thích ứng trong cuộc sống...
- Giảm khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ, ảnh hưởng tới năng suất chất lượng công việc và học tập.
- Giảm thời gian phản ứng: Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết – một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
- Các vấn đề về thăng bằng như dễ mất thăng bằng, dễ té ngã,...
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Mất ngủ kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
- Ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc.
5. Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc
Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, có nhiều biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này mà không cần sử dụng thuốc. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ không dùng thuốc mà bạn có thể thử:
5.1. Liệu pháp tâm lý
Điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý là một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề mất ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Người bệnh có thể tìm đến sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý, giúp họ tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra những giải pháp giải quyết chứng khó ngủ. Các biện pháp tâm lý như tư vấn, hướng dẫn cách thư giãn tâm lý, và đôi khi cả các phương pháp xử lý stress có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5.2. Thư giãn
Trong trường hợp mất ngủ do căng thẳng và áp lực tâm lý, bạn có thể áp dụng các cách trị chứng mất ngủ thông qua việc thư giãn. Hãy dành thời gian để làm những điều mình thích, chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Những hoạt động như đi dạo bộ trong công viên, ngồi yên và thư giãn tại nhà, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc tập yoga có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên mà không cần phải sử dụng đến thuốc.
5.3. Tập yoga
Yoga là một phương pháp chữa mất ngủ
Tập luyện các động tác yoga có thể là một cách hiệu quả để trị bệnh mất ngủ tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, có đến 85% người tập yoga cảm thấy bớt căng thẳng và có 55% người sau khi tập ngủ ngon hơn.
5.4. Châm cứu
Bạn có thể thử tìm đến các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền để thực hiện châm cứu. Phương pháp châm cứu không chỉ cải thiện đau mỏi cơ thể mà còn giúp xua tan căng thẳng để ngủ ngon hơn.
5.5. Bấm huyệt
Một cách chữa bệnh mất ngủ cũng đang được nhiều người quan tâm chính là phương pháp xoa bóp bấm huyệt để đả thông kinh huyệt. Theo y học cổ truyền, bấm huyệt giúp kích thích những huyệt đạo tương ứng với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Bấm huyệt cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi. Khi tinh thần thoải mái hơn thì bạn cũng sẽ ngủ ngon hơn.
5.6. Massage
Nếu bạn khó ngủ nhưng không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng phương pháp massage – một cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả. Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như thêm khỏe khoắn, sảng khoái sau khi ngủ dậy.
5.7. Ngâm chân bằng nước ấm
Trước khi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước khoảng 40 – 50 độ C và ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiều người cho biết, cách trị mất ngủ này thật sự có hiệu quả trong việc giúp tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
5.8. Thay đổi chế độ ăn uống
Trước khi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước khoảng 40 – 50 độ C và ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiều người cho biết, cách trị mất ngủ này thật sự có hiệu quả trong việc giúp tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
5.9. Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ hàng đêm. Theo đó, các loại vitamin và khoáng chất có liên quan đến não bộ, giúp an thần, hỗ trợ cho giấc ngủ tốt mà bạn cần bổ sung hàng ngày bao gồm: Vitamin D, Vitamin A, Vitamin B12, Vitamin E, Vitamin C, Magie, Sắt, Kali…
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
5.10. Thay đổi thói quen xấu trước khi ngủ
Bạn cần duy trì các thói quen tốt để cơ thể được thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo đó, trước khi ngủ bạn cần lưu ý:
- Không hoặc hạn chế ăn đồ ngọt hoặc thực phẩm nhiều chất béo, cay nóng
- Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích vào chiều tối
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
- Suy nghĩ về công việc
- Ngủ không theo lịch trình cố định
5.11. Dùng tinh dầu
Tinh dầu là một phương pháp hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để tinh dầu tỏa ra khắp không gian trong phòng ngủ, tăng độ ẩm và mang đến mùi thơm nhẹ nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Một số loại tinh dầu như hoa oải hương, cam, hoa lavender có khả năng thư giãn, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
5.12. Dùng các loại thảo mộc giúp ngủ ngon
Trà thảo mộc cũng là một phương pháp chữa mất ngủ không cần dùng thuốc mà nhiều người lựa chọn. Một số loại trà thảo mộc như trà cam thảo, trà hoa hồng, trà lá bạc hà có khả năng giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, thư giãn và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ sâu hơn. Uống trà thảo mộc trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư thái và chuẩn bị tâm lý để ngủ ngon.
6. Phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng an thần, thư giãn và giúp giảm các triệu chứng mất ngủ về đêm như sau:
- Thuốc bình thần: Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam,... giúp người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ bệnh nhẹ.
- Thuốc ngủ: Zolpidem,... nhóm thuốc này dùng để điều trị mất ngủ cấp tính.
- Thuốc kháng histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,... Loại thuốc chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh, thường được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều khi mắc các bệnh như hắc lào, eczema, tổ đỉa,...
- Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,... được chỉ định dùng cho trường hợp mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa.
- Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,... là những loại thuốc điển hình thuốc nhóm trầm cảm 3 vòng. Thuốc thường có tác dụng sau 3-4 tuần.
- Các loại thuốc điều trị bệnh lý: Tình trạng mất ngủ đêm có thể do một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch,... Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ ban đêm.
7. Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tân Phương Nhất Dạ
Tân Phương Nhất Dạ được sản xuất theo công thức từ bài thuốc cổ phương "Toan Táo Nhân thang" - một bài thuốc quý được sử dụng trong việc điều trị mất ngủ. Các thành phần của sản phẩm gồm Toan Táo Nhân, Bạch Linh, Xuyên Khung, Tri Mẫu và Cam Thảo. Tân Phương Nhất Dạ mang đến sự an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma - Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ
Sản phẩm gồm các vị dược liệu quý và quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng cao, giúp mang lại hiệu quả tối ưu cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tân Phương Nhất Dạ là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ và muốn có giấc ngủ ngon.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
8. Các câu hỏi thường gặp khi điều trị mất ngủ tại nhà
8.1. Có trị bệnh mất ngủ được không?
Câu hỏi đầu tiên mà nhiều người quan tâm đó là liệu mất ngủ có thể được chữa lành hoàn toàn hay không khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Trả lời cho câu hỏi này không thể là một câu đơn giản. Việc điều trị mất ngủ tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và giúp người bệnh có giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, việc trị bệnh mất ngủ hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra mất ngủ, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, và cách thức áp dụng các biện pháp điều trị.
8.2. Mất ngủ do bệnh lý khác gây ra thì như thế nào?
Mất ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp mất ngủ do bệnh lý gây ra, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mất ngủ và cách điều trị bệnh lý đó. Đôi khi, việc chữa trị bệnh lý sẽ giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mất ngủ vẫn có thể tồn tại dù bệnh lý đã được điều trị. Trong những trường hợp như vậy, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị mất ngủ tại nhà để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất, vì vậy chúng ta nên chủ động điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển thành mãn tính. Nếu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
- Nguyên nhân mất ngủ do đâu? 3 phương pháp điều trị mất ngủ khoa học
- 10 cách trị mất ngủ khoa học, an toàn và hiệu quả tại nhà
- Tổng hợp những cách chữa mất ngủ cho người trung niên hiệu quả ngay tại nhà